Thực hư gối thảo dược chữa mất ngủ

Khó ngủ, mất ngủ là bệnh khá phổ biến ở người già. Để giúp ngon giấc, nhiều người cao tuổi chọn mua các loại gối thảo dược làm từ đinh lăng, hương nhu… Tuy nhiên, không ít người già, sau khi dùng gối thảo dược mà vẫn mất ngủ, thậm chí còn cảm thấy ngứa, khó chịu, đau đầu.

Không phải thảo dược nào cũng tốt cho giấc ngủ

Lương y Nguyễn Văn Sử, Hội Đông y Việt Nam cho biết: Từ xa xưa dân gian đã làm những loại gối có nhồi các thảo dược, dược liệu bên trong gọi là “dược chẩm” (gối thuốc) để gối đầu nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Những vị thuốc hay được dùng là cúc hoa, hồng hoa, hoa cúc trắng, hoa cúc dại, bạc hà, hạ khô thảo, bồ công anh, đạm trúc diệp, lá dâu, thảo quyết minh, mạn kinh tử, lá trà, vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen, đương quy, xuyên khung…

Gối thảo dược không phải loại nào cũng có tác dụng chữa mất ngủ

Gối thảo dược không phải loại nào cũng có tác dụng chữa mất ngủ

Đầu gáy là nơi hội tụ của các kinh dương, có rất nhiều huyệt vị quan trọng, liên quan mật thiết đến sự tuần hoàn của khí huyết và công năng hoạt động của các tạng phủ. Khi áp dụng phương pháp dược chẩm, các dược liệu sử dụng trong ruột gối sẽ cọ xát, tác động qua da, lên các huyệt vị vùng đầu cổ, vai gáy và thẩm thấu vào trong cơ thể mà phát huy tác dụng dược lý.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng tác dụng của dược chẩm, gối thảo dược, không thể tức thời mà phải qua thời gian dài kiên trì thực hiện, công hiệu tuy có nhưng sẽ rất chậm. Trong một số trường hợp để đẩy nhanh tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, có thể kết hợp phương pháp chườm nóng, tức là dùng gối chườm bọc thêm bên ngoài bằng các dược liệu, và ngoài cùng là vỏ gối bình thường để hơi nóng đẩy nhanh hoạt tính của dược liệu vào vùng tiếp xúc với đầu cổ, vai gáy.

Nhiều người lại có quan niệm sai lầm rằng các thảo dược đều lành tính thì dùng loại nào cũng tốt, nhưng thực tế tùy theo dược tính của các dược liệu, mỗi loại gối thảo dược khác nhau sẽ có những công dụng khác nhau.

Ví dụ để trị bệnh mất ngủ, hoạt huyết an thần, có thể dùng gối thảo quyết minh hoặc kết hợp cúc hoa xuyên khung, đan bì và bạch chỉ. Hay để giúp hoạt huyết tán ứ, thông kinh chỉ thống, chữa các bệnh cột sống cổ, vẹo cổ,… có thể dùng kết hợp đương quy, khương hoạt, cảo bảo, xuyên khung, xích thược, quế chi, đan sâm, và nhiều loại dược liệu khác… Để trị đau đầu, mất ngủ, dùng cúc hoa, bạc hà, tang diệp, vỏ đậu xanh,… Tất cả các dược liệu này phải có liều lượng nhất định, được kê bởi các chuyên gia Đông y, rửa sạch, sấy khô và tán nhỏ rồi mới bỏ vào ruột gối để nằm.

Ngứa, bệnh vì kém vệ sinh

Lương y Nguyễn Văn Sử cho biết trong nhiều trường hợp người dùng gặp phải hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí thêm đau đầu, kích thích đường hô hấp vì dùng gối thảo dược, lý do chủ yếu là vì vệ sinh kém hoặc không thích ứng với mùi hương của loại dược liệu được sử dụng.

Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, chọn những ngày có nắng để phơi khô ruột gối, tránh cho gối bị ẩm, mốc. Lý do là vì thảo dược từ lá cây, vỏ cây… đã sấy khô, có khả năng hút ẩm mạnh vì thế rất dễ bị mốc, nếu không vệ sinh kỹ, khiến nhiều người già sau khi dùng lại thấy ngứa, thậm chí có thể bị bệnh do nấm mốc phát sinh từ gối tấn công ngược.

Ngoài ra cũng cần chú ý, gối thảo dược có thời hạn sử dụng nhất định theo mỗi liệu trình điều trị, chứ không phải có thể dùng mãi được. Vì vậy hết liệu trình 1 hoặc 3 tháng thì nên bỏ, thay ruột gối mới nếu cần, chứ không nên dùng lưu cữu. Nên chọn vỏ gối bằng loại vải cotton, chất liệu mềm mại, thông thoáng và dễ hấp thụ chất thuốc. Đối với người già không nên ham làm gối to, quá cao dễ gây đau mỏi cổ gáy khi nằm lâu.

Để có giấc ngủ ngon không khó

Theo TS Benildo Guzman, giám đốc Viện nghiên cứu giấc ngủ, thuộc Trung tâm Y tế Florida (Hoa Kỳ), đối với người già, giấc ngủ là rất quan trọng, vì vậy, dù chọn loại gối nào làm từ chất liệu gì cũng cần ý đến độ mềm và độ dày/mỏng của gối. Chiếc gối không được quá mỏng để có thể giữ đầu và gáy ở vị trí thoải mái, nhưng không nên dày vì có thể gây đau gáy và lưu thông máu lên não kém.

Tốt nhất nên chọn những chiếc gối có độ cao vừa phải, bề mặt phẳng. Lý tưởng nhất là một chiếc gối có độ dày 12-14 cm. Ngoài ra, khi mua gối cũng nên chú ý đến độ cứng và mềm của gối. Gối nhồi quá cứng khi nằm lâu sẽ gây đai mỏi cổ, vai gáy; hoặc gối quá mềm lại khiến đầu bạn lún sâu vào tâm gối gây khó ngủ, đau đầu… Tốt nhất nên chọn gối có độ đàn hồi tốt, hỗ trợ các đốt sống cổ, tránh gây tê mỏi.

Đức Anh

Theo Đời sống
Sự thật ít người biết về rắn cườm

Sự thật ít người biết về rắn cườm

Mặc dù không độc, nhưng rắn cườm thường bị nhầm lẫn với rắn lục cườm, một loài rắn thực sự độc hại. Điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp "chết oan" khi con người lầm tưởng rằng rắn cườm cũng độc.
Top 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không ngờ

Top 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không ngờ

Thiên nhiên luôn đem đến cho chúng ta những hiện tượng thật kỳ lạ. Những hiện tượng này không chỉ làm cho thế giới trở nên đa dạng hơn mà còn đặt ra nhiều câu hỏi cho con người muốn tìm hiểu sâu hơn về vũ trụ và thiên nhiên.
back to top