Thực bổ cho người bị cảm nóng

(khoahocdoisong.vn) - Cảm nóng (say nắng, say nóng) là hiện tượng thường gặp trong mùa hè. Khi bị bệnh ngoài trị liệu thông thường để tránh các biến chứng thần kinh không hồi phục, nên áp dụng phương pháp thực bổ để thu được hiệu quả điều trị tốt hơn.

Cảm nóng thường gặp trong mùa hè, nhất là vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Người bị cảm nóng thường có triệu chứng đặc biệt của cảm nhiệt là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sốt cao, da khô, đỏ, nóng, không tiết mồ hôi, tim đập nhanh, huyết áp hạ, đái ít hay vô niệu; nhịp thở không đều... Đặc biệt, có thể rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí đột quỵ. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.

Người bị cảm nóng ngoài trị liệu thông thường ra, nên áp dụng phương pháp thực bổ để thu được hiệu quả trị liệu tốt hơn.

Cốc dưa hấu: Dưa hấu 1 quả, thịt gà, đùi gà, hạt sen, nhãn, hồ đào, hạt thông, hạnh nhân... mỗi thứ 1 ít. Thịt gà và đùi gà thái hạt lựu; các loại hạt rửa sạch. Cắt đầu trên quả dưa hấu phần nhỏ làm nắp, phần to làm cốc đựng, khoét bỏ ruột, hạt nhét thịt gà và các vị thuốc trên vào trong, đậy nắp lại, hấp cách thủy chín là ăn được.

Canh đậu xanh hoa mướp: Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông. Đậu xanh đãi sạch, dùng 1 bát nước to cho vào nấu chín, sau đó tiếp tục cho hoa mướp vào đun sôi, nêm gia vị, ăn uống nóng.

Nước dưa hấu + mía: Dưa hấu, mía róc vỏ, cắt nhỏ, ép lấy nước, uống bất cứ lúc nào.

Trà mướp đắng: Mướp đắng 2 quả, lá chè xanh vừa lượng. Mướp đắng cắt đầu trên, khoét bỏ hạt, cho lá chè xanh vào, treo mướp ở chỗ thông gió khô ráo râm mát. Khi mướp héo khô, lấy xuống rửa sạch, thái nhỏ lẫn cả chè xanh, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào cốc, cho nước sôi vào hãm nửa tiếng là có thể uống được nhiều lần trong ngày.

Canh bí đao thịt lợn: Thịt lợn nạc 50g, bí đao 100g, muối, gừng một ít. Thịt băm nhỏ nấu canh cùng với bí đao, đợi sắp chín thì cho gừng và muối vào, mỗi ngày uống 2 lần.

Nước củ cải, mã thầy: Củ cải đỏ, mã thầy mỗi lần dùng 150 - 250g sắc uống thay trà.

Nước gừng tỏi hẹ: Gừng tươi, tỏi, hẹ mỗi loại một ít. Tỏi bóc sạch, gừng cạo vỏ cùng rau hẹ rửa sạch cho vào giã cùng lấy nước, đổ ra uống, chữa cảm nắng choáng ngất, bất tỉnh nhân sự.

Cháo bột củ ấu đường trắng: Bột củ ấu 30 – 50g, đường trắng vừa phải. Cho nước vào bột củ ấu và đường khuấy thành cháo bột ăn.

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Dấu hiệu nhận biết cơn đau do sỏi thận

Sỏi là các hạt cứng tồn tại trong cơ thể con người ở các vị trí khác nhau, được tạo thành từ muối, chất khoáng tồn đọng và kết tủa. Sự hiện diện của sỏi sẽ gây viêm nhiễm, đau và ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
back to top