Thức ăn cần 7 - 8 lít dịch để tiêu hóa hết

(khoahocdoisong.vn) - Trong quá trình thức ăn di chuyển, được tiêu hóa và hấp thu, cơ thể tiết ra 7 - 8 lít dịch. Vì vậy, ở tình trạng sức khỏe bình thường, chúng ta uống trung bình khoảng 2 lít nước/ngày, còn nếu trời nóng, có thể 3 lít hoặc nhiều hơn. Nhưng khi chúng ta bị tiêu chảy, ói mửa, rối loạn tiêu hóa, không hấp thu được, lượng tiêu chảy, ói mửa ra khỏi cơ thể chúng ta rất nhiều, vì có quá trình tăng tiết dịch trong cơ thể.

Hỏi: Xin hỏi, vì sao nhiều khi nôn ói, lượng dịch và thức ăn ra rất nhiều?

Nguyễn Hải (Cần Thơ)

BSCKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM.

BSCKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM.

BSCKII Hồ Tấn Phát, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM: Trong hệ thống tiêu hóa, dạ dày khá lớn có nhiệm vụ nhào trộn, tống xuất thức ăn xuống ruột non. Thời gian từ lúc thức ăn qua dạ dày cần 7 - 8 tiếng đi vào ruột non. Người ta thấy rằng trung bình 50 - 53 giờ để toàn bộ những thức ăn hoàn toàn được hấp thu,  cặn bã sẽ được thải qua đường phân và nước tiểu.

Trong quá trình thức ăn di chuyển, được tiêu hóa và hấp thu, cơ thể tiết ra 7 - 8 lít dịch. Vì vậy, ở tình trạng sức khỏe bình thường, chúng ta uống trung bình khoảng 2 lít nước/ngày, còn nếu trời nóng, có thể 3 lít hoặc nhiều hơn. Nhưng khi bị tiêu chảy, ói mửa, rối loạn tiêu hóa, không hấp thu được, lượng tiêu chảy, ói mửa ra khỏi cơ thể chúng ta rất nhiều, vì có quá trình tăng tiết dịch trong cơ thể.

Cần tăng cường ăn trái cây và rau để có được các men tiêu hoá và chất dinh dưỡng một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, uống đủ nước - nhưng không phải trong bữa ăn. Uống nhiều nước gần bữa ăn có thể làm giảm sức mạnh tiêu hóa và có thể gây khó chịu cho dạ dày. Nên uống nước 15 - 30 phút trước bữa ăn hoặc đợi khoảng một giờ sau đó.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top