Thủ tướng yêu cầu địa phương không đủ lực lượng khám chữa bệnh, tiêm chủng COVID-19 phải báo cáo để điều động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 28/CĐ-TTg ngày 11/1/2022 về việc thần tốc tiêm văcxin và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng COVID-19.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là vào dịp Tết Nhâm Dần, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND tỉnh thành tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng các chỉ đạo và các biện pháp ứng phó với biến chủng mới Omicron.

Thủ tướng lưu ý tuyệt đối không lơ là chủ quan, mất cảnh giác trong phòng chống dịch bệnh; tăng cường việc điều trị tại nhà theo hướng dẫn kỹ lưỡng, chặt chẽ của Bộ Y tế đối với người nhiễm COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng.

Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, chủ tịch UBND tỉnh thành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thần tốc hơn nữa chiến dịch tiêm chủng văcxin, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và mục tiêu của Chính phủ đề ra; tổ chức các tổ lưu động khẩn trương tiêm vét văcxin ngay tại nhà cho những người không thể đến nơi tiêm tập trung.

Những địa phương, cơ quan, đơn vị nào không đủ lực lượng để tổ chức khám chữa bệnh COVID-19, tiêm chủng và nhất là lực lượng y tế cơ sở để triển khai tăng cường điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để tiến hành điều động lực lượng hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Bộ Y tế chủ trì cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan hữu quan khẩn trương nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trong nước về việc triển khai nhập khẩu, tiêm văcxin phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 18 tuổi bảo đảm an toàn, kịp thời, khoa học, hiệu quả.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top