Thứ trưởng Bộ Y tế nói về tình trạng sức khỏe mới nhất của nam phi công người Anh

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết đến nay khả năng phục hồi của bệnh nhân 91- nam phi công người Anh đã đạt mức 50%, tuy nhiên vẫn trong tình trạng nặng, nguy cơ và diễn biến khó lường...

<div> <p>Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia ph&ograve;ng chống dịch COVID-19 diễn ra s&aacute;ng ng&agrave;y 4/6,&nbsp;PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Điều tri, Ban Chỉ đạo Quốc gia ph&ograve;ng chống dịch COVID-19, cho biết hiện nay <span>bệnh nh&acirc;n 91 l&agrave; nam phi c&ocirc;ng người Anh tỉnh</span>, phản xạ ho mạnh hơn, sức cơ chi tr&ecirc;n 3/5, chi dưới 1/5, cơ ho&agrave;nh phải hoạt động mạnh hơn; chức năng thận đ&atilde; dần hồi phục. Bệnh nh&acirc;n đ&atilde; ngưng sử dụng ECMO s&aacute;ng ng&agrave;y 3/6.</p> <p>Đến thời điểm n&agrave;y khả năng phục hồi phổi của bệnh nh&acirc;n đ&atilde; đạt khoảng 50%.</p> <p>Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết, Tổng l&atilde;nh sự Anh đ&atilde; v&agrave;o thăm bệnh nh&acirc;n nam phi c&ocirc;ng v&agrave; đ&aacute;nh gi&aacute; cao việc c&aacute;c y b&aacute;c sĩ đ&atilde; nỗ lực điều trị cho bệnh nh&acirc;n.</p> <p>D&ugrave; đ&atilde; được ngưng sử dụng ECMO, nhưng t&igrave;nh trạng của bệnh nh&acirc;n 91 vẫn c&ograve;n nặng, nguy cơ v&agrave; diễn biến kh&oacute; lường, do đ&oacute; bệnh nh&acirc;n cần được chăm s&oacute;c, theo d&otilde;i s&aacute;t c&aacute;c chỉ số v&agrave; t&igrave;nh trạng nhiễm tr&ugrave;ng nặng, kh&aacute;ng thuốc. Bệnh nh&acirc;n cũng c&ograve;n cần nhiều tuần để cai m&aacute;y thở v&agrave; phục hồi chức năng vận động v&agrave; c&aacute;c chức năng kh&aacute;c.</p> <p>Th&ocirc;ng tin của Tiểu ban Điều trị cho biết, trong những ng&agrave;y tới, nam phi c&ocirc;ng sẽ tiếp tục được sử dụng kh&aacute;ng sinh&nbsp;điều trị nhiễm tr&ugrave;ng của vi khuẩn Burkholderia Cepacia v&agrave; ph&ograve;ng ngừa những&nbsp;nguy cơ c&oacute; thể nhiễm khuẩn mới.</p> <p>Song song đ&oacute;, bệnh nh&acirc;n sẽ tiếp tục được tập vật&nbsp;l&yacute; trị liệu t&iacute;ch cực để sớm phục hồi cải thiện về sức cơ cũng như chức năng h&ocirc; hấp;&nbsp;dinh dưỡng cũng phải đảm bảo để đ&aacute;p ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nh&acirc;n trong giai đoạn hồi phục.</p> <p>H&ocirc;m nay, Tiểu ban Điều trị v&agrave; Hội đồng chuy&ecirc;n m&ocirc;n sẽ tổ chức cuộc hội chẩn 3 miền lần thứ 4 để tiếp tục c&oacute; phương &aacute;n điều trị tốt nhất cho bệnh nh&acirc;n 91</p> <p>T&iacute;nh đến nay, bệnh nh&acirc;n 91 đ&atilde; trải qua 78 ng&agrave;y điều trị.</p> <p>&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo www.tienphong.vn
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top