Thu thập DNA của sao, tìm chị em mất tích của Mặt Trời

Các nhà thiên văn học khảo sát và thu thập DNA của sao (hơn 340.000 ngôi sao) trong Dải Ngân hà, điều này giúp họ hiểu được cách các thiên hà hình thành và phát triển theo thời gian, đặc biệt là các hành tinh chị em của Mặt Trời.
thu thập “DNA”

Nguồn ảnh: Space.

Dự án tìm kiếm chị em mất tích của Mặt Trời này được gọi là GALAH, được nhóm các nhà nghiên cứu Úc và châu Âu triển khai từ năm 2013, nhưng mới đây mới công khai phát hành dữ liệu lần đầu tiên. Đến cuối dự án, họ ước đoán sẽ điều tra hơn một triệu ngôi sao nữa.

Mỗi ngôi sao có ánh sáng đặc trưng, được phân tích bằng máy quang phổ HERMES, được gắn trên kính thiên văn 3,9m tại Đài quan sát Thiên văn Úc (AAO).

Để thu thập ADN của sao, HERMES phân tích ánh sáng để tạo ra một quang phổ giống như cầu vồng. Dựa trên độ dài và vị trí của các đường tối xuất hiện trong quang phổ đó, các nhà nghiên cứu có thể tìm ra thành phần hóa học liên quan.

“Mỗi nguyên tố hóa học để lại một mô hình độc đáo các dải tối ở các bước sóng cụ thể trong quang phổ này, kiểu như dấu vân tay”, Daniel Zucker, từ Đại học Macquarie và AAO, giải thích trong một tuyên bố trực tuyến.

Mất khoảng một giờ để thu đủ ánh sáng từ một ngôi sao, nhưng các nhà nghiên cứu GALAH có thể quan sát 360 sao vào một thời điểm và họ đã dành 280 đêm tại đài quan sát từ năm 2014 để thu thập đủ dữ liệu.

Vậy làm thế nào để các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem một ngôi sao có liên quan đến Mặt Trời không?

Vâng, giống như Mặt Trời, mỗi ngôi sao được sinh ra trong một cụm lớn hàng ngàn ngôi sao.

Mỗi ngôi sao đó sẽ có cùng ADN hoặc thành phần hóa học. Dải ngân hà đã kéo những ngôi sao này ra xa nhau, để chúng nằm rải rác khắp thiên hà.

“Mục tiêu của nhóm GALAH là tìm ra DNA của sao “chị em” mất tích từ lâu của Mặt Trời, Sarah Martell, thuộc Trường Vật lý New South Wales, cho biết trong một tuyên bố.

“Dữ liệu này sẽ cho phép khám phá các cụm sao ban đầu của thiên hà, bao gồm cụm sao song sinh hay “chị em” với Mặt Trời.

Huỳnh Dũng (theo Space, Kiến Thức)

Theo Đời sống
Sự thật ít người biết về rắn cườm

Sự thật ít người biết về rắn cườm

Mặc dù không độc, nhưng rắn cườm thường bị nhầm lẫn với rắn lục cườm, một loài rắn thực sự độc hại. Điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp "chết oan" khi con người lầm tưởng rằng rắn cườm cũng độc.
Top 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không ngờ

Top 8 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không ngờ

Thiên nhiên luôn đem đến cho chúng ta những hiện tượng thật kỳ lạ. Những hiện tượng này không chỉ làm cho thế giới trở nên đa dạng hơn mà còn đặt ra nhiều câu hỏi cho con người muốn tìm hiểu sâu hơn về vũ trụ và thiên nhiên.
back to top