Thử nghiệm lâm sàng văcxin ung thư vú

Một loại văcxin ung thư vú đầu tiên vừa được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I nhằm xác định liều lượng cho những bệnh nhân bị ung thư vú bộ ba âm tính giai đoạn đầu và những phản ứng miễn dịch của cơ thể.
thunghiemvacxin.jpg

Ung thư vú bộ ba âm tính là một trong những dạng bệnh ung thư vú mạnh nhất, có tỷ lệ tử vong cao và cũng có nguy cơ tái phát cao dù chỉ chiếm 12-15% các trường hợp ung thư vú.

Bệnh không có các dấu hiệu sinh học đặc trưng để tiến hành các liệu pháp nội tiết tố hoặc liệu pháp điều trị nhằm mục tiêu điển hình. Do đó, cần phải có một phương án điều trị hiệu quả.

Về lý thuyết, văcxin được sử dụng để hình thành phản ứng miễn dịch chống lại một mầm bệnh nhất định, cho phép cơ thể chuẩn bị một biện pháp phòng chống tự vệ nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng bệnh tật để không gây tử vong.

Khó khăn nhất trong phát triển văcxin phòng ngừa ung thư là do thực tế, những kháng nguyên khối u thường là các biến thể của chính protein cơ thể. Các nhà nghiên cứu Clevland Clinic cho biết, nếu nhắm tới mục tiêu này có thể dẫn đến những biến đổi tự miễn dịch sâu khi được ứng dụng trong phòng ngừa.

Theo ý tưởng này, văcxin mới phát triển nhắm vào α-lactalbumin, một loại protein cụ thể, tìm thấy trong ung thư vú bộ ba âm tính nhưng không có trong mô bình thường. Cơ thể đã điều tiết giảm α-lactalbumin sau khi cho con bú, vì vậy không thể tìm thấy trong các mô vú lão hóa, mặc dù protein này lại điều tiết tăng trong loại bệnh ung thư bộ ba âm tính.

Bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch nhận ra loại protein đặc trưng này, văcxin cung cấp cho cơ thể khả năng bảo vệ chống lại khối u. Tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh trong những thử nghiệm trên chuột, văcxin mới được phát hiện đã ngăn chặn sự hình thành khối u vú, đồng thời làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển những khối u đã có.

Theo TS Vincent Tuohy, nhà miễn dịch học và là nhà phát minh chính của văcxin, mục tiêu chính của nghiên cứu là xác định, văcxin có thể ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện ung thư vú hay không, đặc biệt là các dạng nặng hơn của bệnh này, chủ yếu ở nhóm phụ nữ có nguy cơ cao.

Thử nghiệm giai đoạn I bao gồm 18 đến 24 bệnh nhân, đã hoàn thành điều trị ung thư vú bộ ba âm tính giai đoạn đầu trong vòng 3 năm qua, hiện không có khối u nhưng có nguy cơ tái phát cao.

Những tình nguyện viên tham gia được tiêm 3 mũi văcxin, mỗi lần cách nhau 2 tuần, được theo dõi chặt chẽ về những phản ứng phụ và phản ứng miễn dịch. Nghiên cứu dự tính sẽ hoàn thành vào tháng 9/2022.

Sau khi hoàn thành, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ thử nghiệm tiếp theo với những phụ nữ khỏe mạnh, không bị ung thư nhưng nguy cơ cao phát triển ung thư vú, những người đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ vú tự nguyện cả hai bên nhằm giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư này. Những phụ nữ này thường mang đột biến gene BRCA1 hoặc BRCA2, có nguy cơ phát triển ung thư vú bộ ba âm tính hoặc có nguy cơ cao theo huyết thống với bất kỳ dạng ung thư vú nào.

TS Tuohy cho biết, chiến lược phát triển văcxin này có tiềm năng được áp dụng cho hàng loạt loại ung thư khác  như ung thư vú, buồng trứng và nội mạc tử cung.

Nếu thành công, những loại văcxin này có khả năng thay đổi phương thức kiểm soát bệnh ung thư khởi phát ở người lớn và nâng cao tuổi thọ con người, tương tự như hiệu quả của chương trình tiêm chủng ở trẻ em.

Theo Advanced Science News
Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Vì sao chậm thương mại hóa 5G?

Bộ TT&TT đã cấp phép cho các doanh nghiệp (DN) thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Tắt sóng 2G và thương mại hóa 5G là xu hướng “không thể tránh khỏi” khi đến nay mạng 4G đã phủ sóng đến 99,8% cả nước và thử nghiệm 5G đang ngày càng mở rộng.
back to top