Thu hồi hơn 2.000 sản phẩm nước rửa tay Green Cross nhiễm methanol

Tính đến 16h00 ngày 3/11/2021, Green Cross đã thu hồi 2.032 sản phẩm trong tổng số 6.672 sản phẩm “Dung dịch rửa tay Green Cross hương tự nhiên - 100ml”, mã số lô 3F2921320, hạn sử dụng đến 9/6/2024.

Cty đã tiến hành khóa mã hàng để hệ thống online chuyển trạng thái sản phẩm sang hết hàng đồng thời tiến hành thu hồi tiêu hủy toàn bộ sản phẩm thuộc lô nói trên trước ngày 09/11/2021. Dự kiến việc thu hồi sẽ hoàn tất trong 03 ngày.

hoat-dong-thu-hoi-dang-dien-ra-tren-dien-rong-va-nhanh-chong-nhat-co-the..jpg
Dự kiến việc thu hồi “Dung dịch rửa tay Green Cross hương tự nhiên - 100ml” nhiễm methanol sẽ hoàn tất trong 03 ngày.

Ngày 1/11/2021, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) có công văn số 13305 với nội dung đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với một lô sản phẩm “Dung dịch rửa tay Green Cross hương tự nhiên - 100ml”, mã số lô 3F2921320, hạn dùng 09/06/2024 (số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm 187/19/BMP-BD) do công ty TNHH Green Cross Việt Nam sản xuất.

Lý do thu hồi là do “mẫu thử không đáp ứng yêu cầu về giới hạn methanol trong sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.

Công ty TNHH Green Cross Việt Nam có địa chỉ tại số 28 Đại lộ Tự Do, KCN Việt Nam - Singapore, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ngành nghề kinh doanh gồm: Sản xuất dung dịch sát khuẩn, khử trùng, diệt khuẩn, hóa mỹ phẩm...

Green Gross cho biết đối với khách hàng khi sử dụng sản phẩm thuộc lô kể trên nếu xuất hiện các biểu hiện ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt liên quan đến da tay như dị ứng… có thể liên hệ hotline 0933998034 để được hướng dẫn chăm sóc y tế. Nếu cần điều trị, toàn bộ chi phí y tế liên quan sẽ do Green Cross chi trả.

Tuy nhiên, hiện nay, nguyên nhân nhiễm methanol trong lô nước rửa tay của Green Cross nói trên còn đang được rà soát, làm rõ.

Trao đổi với phóng viên Khoa học và Đời sống, ThS Nguyễn Thị Kim Phương, Trưởng khoa Kiểm nghiệm Mỹ phẩm, Viện Kiểm nghiệm Thuốc TPHCM cho biết, theo quy định của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN, methanol trong mỹ phẩm được coi là tạp chất không thể tránh khỏi của ethanol và isopropanol.

Hàm lượng tạp chất methanol không được quá 5% tính theo hàm lượng ethanol và isopropanol có trong mỹ phẩm.

ve-sinh-tay-5.jpg
Vệ sinh tay là một phần quan trọng trong đối phó với Covid-19, do đó, nhu cầu về nước rửa tay tăng mạnh. Ảnh tư liệu

Cục Quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã cảnh báo các kết quả thử nghiệm và lấy mẫu gần đây của FDA chứng minh sự “lạm dụng” methanol thay thế cho ethanol trong các sản phẩm nước rửa tay.

Theo FDA, da tiếp xúc với methanol có thể gây viêm da, cũng như hấp thu qua da với độc tính toàn thân. Chất độc này còn dễ dàng hấp thu qua ruột, da, phổi...

Nhẹ có thể dẫn đến buồn ngủ, lú lẫn, đau đầu, buồn nôn, nôn, mất khả năng vận động, nặng hơn có thể tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh, dẫn đến mù vĩnh viễn, co giật, hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp, tim ngừng đập và dẫn đến tử vong.

Bất kỳ dung dịch rửa tay nào có cồn hoặc ethanol nếu chứa hơn 630ppm methanol đều không phù hợp theo tham khảo Hướng dẫn tạm thời của FDA đối với dung dịch rửa tay chứa cồn đối với sức khỏe cộng đồng trong trường hợp khẩn cấp đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Cục Quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ cảnh báo

Còn tại Việt Nam, tuy rằng tùy mục đích sử dụng, đối với cồn và sản phẩm có chứa cồn sẽ có chỉ tiêu giới hạn methanol khác nhau. Nhưng giới hạn methanol được phép có trong các sản phẩm chứa cồn ethanol đều ở mức rất thấp.

Đối với ethanol tinh chế, TCVN 1052:2009 yêu cầu nồng độ methanol không quá 600 phần triệu đối với loại 1 và 1.000 phần triệu đối với loại 2.

Đối với sản xuất mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật, phạt tiền từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xử phạt này nằm trong điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2000 quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực y tế. 

Luật sư Phạm Tấn Thuấn - Văn phòng Luật sư Quốc Tuấn

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top