Thông tin công bố mới về vũ trụ sơ khai gây sửng sốt

Nghiên cứu về thiên hà NGC 1277 cung cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin, dữ liệu quan trọng về lịch sử hình thành của vũ trụ sơ khai. Các mô hình tiến hóa thiên hà cho thấy các cụm sao đỏ này hình thành trong những giai đoạn sớm nhất.

Nguồn ảnh: Phys.

Hình thành khoảng 12 tỷ năm trước, thiên hà NGC 1277 đã sinh ra tất cả các sao phần lớn cho vũ trụ sơ khai trong khoảng thời gian 100 triệu năm với tỉ lệ hình thành sao cao gấp 1.000 lần so với Dải Ngân hà. Nhưng gần đây thì thiên hà này đã nổ tung và chết.

Cách Trái Đất 240 triệu năm ánh sáng, thiên hà NGC 1277 đủ gần để cung cấp những hiểu biết sâu sắc qua thăm dò của kính Hubble.

Hầu hết thiên hà này từng có nhiều cụm sao hình cầu đỏ, chứa đầy những ngôi sao giàu kim loại và những cụm sao màu xanh lục, lại là các ngôi sao có kim loại nghèo nàn.

Các mô hình tiến hóa thiên hà cho thấy các cụm sao đỏ này hình thành trong những giai đoạn sớm nhất liên quan tới vũ trụ sơ khai.

Trong đó, sự phát triển yếu ớt các cụm sao màu xanh lục cho thấy thiên hà NGC 1277 đã từng rơi vào trạng thái ngừng phát triển, tiến hóa trước khi phát nổ và chết.

Huỳnh Dũng

(theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top