Thói quen ăn lẩu vô tình làm hại thận

Lẩu là món ăn quen thuộc và dễ chế biến. Tuy nhiên, nếu không biết ăn uống đúng cách, món ăn này sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Lẩu là món ăn được kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu như thịt, rau, hải sản, đậu, xúc xích, nước dùng… nên lượng calo trong món ăn này bằng tổng calo trong tất cả các nguyên liệu cộng lại. Theo các chuyên gia, năng lượng trong một nồi lẩu cơ bản truyền thống là 900-1.500kcal.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số thói quen ăn lẩu gây hại thận, cần lưu ý:

Cho quá nhiều sa tế, bột ngọt, gia vị nấu lẩu

Những gia vị này thường chỉ nên cho một lượng vừa đủ để tạo mùi vị chứ không nên lạm dụng bởi nó không tốt thậm chí còn gây nguy hại cho sức khỏe.

Ngoài những sai lầm thường trực ở trên thì mọi người cũng cần lưu ý đến một số đối tượng không nên ăn lẩu vì lẩu không tốt cho tình trạng bệnh lý.

Người đang bị viêm loét dạ dày, nhiệt miệng, viêm họng mãn, người bị bệnh trĩ... không nên ăn lẩu.

Người bị dị ứng với hải sản hoặc nấm thì tránh các loại thực phẩm này khi ăn.

Người bị gout, huyết áp cao cũng không nên ăn nhiều vì các món lẩu thường rất nhiều dinh dưỡng.

Cuối cùng là những người mắc bệnh ở đường ruột, điển hình là viêm dạ dày ruột cấp tính.

Không tách bạch đồ sống - chín

Nhiều người dễ bị tiêu chảy sau khi ăn lẩu do đường tiêu hóa hấp thụ quá nhiều gia vị (dầu, muối, đường) dẫn tới quá tải. Ngoài ra, thói quen không vệ sinh khi ăn lẩu cũng gây ra bất ổn đường ruột.

Ví dụ như dùng cùng một đôi đũa để gắp cả thức ăn sống lẫn chín. Mỗi lần tiêu chảy hoặc viêm dạ dày ruột không chỉ làm tổn thương đường tiêu hóa mà còn tạo gánh nặng cho thận, cơ quan có nhiệm vụ điều hòa nước và chất điện giải.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn tái

Muốn có được hương vị tươi ngon, nhiều người thường ăn thịt ngay sau khi nhúng trong nồi lẩu đang sôi. Cách ăn uống này không chỉ dễ gây khó tiêu mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, trứng ký sinh trùng ẩn náu trong thực phẩm xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây bệnh.

Theo Aboluowang, các thí nghiệm khoa học đã chứng minh một số loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể lây truyền qua lẩu. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy yếu ớt, đau nhức cơ bắp, cơ thể phù nề, ngứa ran.

Do đó, thịt để nhúng lẩu phải được thái mỏng, nấu chín. Loại bỏ ngay thịt có phần màu trắng giống như gạo trên lát thịt. Đó có thể là ấu trùng sán lợn.

Ăn thỏa sức

Theo thống kê, một bữa lẩu ăn thỏa thích có thể khiến bạn hấp thụ tới 3.900 calo, tương đương với lượng calo của 14 bát cơm trắng, vượt xa mức khuyến nghị 700 calo cho bữa trưa hoặc bữa tối của người lớn.

Ngoài ra, lượng natri trong bữa lẩu ăn thỏa thích có thể lên tới 6,6g (lượng khuyến nghị chỉ là 2g). Khi ăn lẩu nóng, bạn dễ khát nước và thích dùng đồ uống có đường hoặc bia. Điều này không chỉ gây hại cho thận mà còn có nguy cơ dẫn tới bệnh gout.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dùng một nồi nước lẩu từ đầu đến cuối

Việc ngồi lâu khi ăn lẩu dễ khiến nhiều người quên không thay nước lẩu sau một thời gian dài đun sôi. Theo Viện Y học Ứng dụng Việt , nước lẩu khi đun sôi nhiều lần sẽ sinh ra nhiều chất có hại như muối, purine và nitrite. Nitrite tiếp xúc với các acid amin trong thịt ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có khả năng phá hỏng cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, nước lẩu càng về cuối sẽ càng tiết ra vị mặn sau quá trình nhúng thực phẩm. Lúc này, lượng purin, chất béo, natri và dầu mỡ trong nước lẩu tăng lên sẽ làm tăng axit uric trong máu – những người bị bệnh gout, huyết áp cao và đái tháo đường nên hạn chế uống nước lẩu. Nước lẩu sôi trên bếp trong thời gian kéo dài sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, không tốt cho sức khỏe. Do đó, cần thay nước lẩu sau khoảng 30 – 60 phút đun sôi trước khi thực phẩm bị biến chất.

Theo Đời sống
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
 Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của rươi

Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của rươi

Rươi là loài sinh sống ở các vùng nước mặn và lợ ở khắp nước ta, được mệnh danh là “rồng đất” của biển cả. Loài này không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao trong các món ăn mà còn có là vị thuốc điều trị bệnh hiệu quả.
back to top