Thời điểm thay xoong, chảo, nồi mới

Nhiều gia đình thường dùng xoong, chảo, nồi nhưng không mấy khi để ý đến thời điểm phải thay, chỉ đến khi thấy quá cũ, cáu bẩn mới vứt bỏ. Nhiều người băn khoăn liệu có nhất thiết phải thay mới những vật dụng này không.

Nhiều gia đình thường dùng xoong, chảo, nồi nhưng không mấy khi để ý đến thời điểm phải thay, chỉ đến khi thấy quá cũ, cáu bẩn mới vứt bỏ.

Làm sạch trước khi nghĩ đến thay mới

Bà Kristie Collado, chuyên gia ẩm thực và văn hóa, ngành nghiên cứu thực phẩm, Đại học New York (Mỹ) cho biết, chúng ta thường thay thế xoong, chảo, nồi khi thấy chúng quá cáu bẩn. Tuy nhiên, rất may là một số lý do phổ biến khiến cho những vật dụng này của bạn trông như bị hỏng lại rất dễ khắc phục.

Trong hầu hết các trường hợp, việc ngâm nước đủ lâu cũng đã có thể giúp loại bỏ phần nào những mảng bám thức ăn cháy khét, hay những vết cáu bẩn còn sót lại trong quá trình nấu. Để xoong, nồi, chảo sạch bong như mới, bạn cần tùy thuộc vào vật liệu của xoong, nồi, chảo đó để có cách cọ rửa phù hợp.

Với nồi chảo bằng thép không gỉ (inox), hoặc nhôm thì việc lau chùi, cọ rửa nên tiến hành ngay sau khi nấu. Để loại bỏ các vết bẩn và giúp nồi sáng bóng từ trong ra ngoài thì lấy một chút giấm là đủ; hoặc mạnh hơn nữa thì kết hợp giấm, baking soda và nước ấm.

Với dụng cụ nấu không dính đặc biệt khó thoát khỏi sự sơ suất, bởi vì một khi lớp phủ chống dính bắt đầu bị bong xước đi, bạn không thể làm gì để sửa chữa được. Bạn cũng có thể làm sạch nồi chảo chống dính với nước giấm ấm, nhưng cần nhẹ tay, tránh để trầy xước và bong tróc lớp chống dính.

Các dụng cụ nấu bằng sắt đúc hoặc gang thì tuyệt đối không để thức ăn trong đó quá lâu và nên rửa ngay sau khi nấu nướng xong, tránh để dầu mỡ, mắm muối lưu lại trong nồi qua đêm. Bạn có thể cọ rửa với muối hạt và chút giấm, thậm chí cọ lại với một củ khoai tây. Chà sát khoai tây trên bề mặt vật liệu này sẽ giúp loại bỏ bất kỳ vết gỉ sắt nào.

Ngoài việc dùng giấm, muối, hay bột baking soda để cọ rửa xoong, chảo, nồi, bạn vẫn có thể dùng các hóa chất tẩy rửa nhẹ, loại chuyên dùng để cọ rửa các dụng cụ nấu ăn, nhưng sau đó cần rửa lại thật sạch với nước.

Thực tế là bạn có thể “giải cứu” hầu hết các dụng cụ nấu ăn chỉ bằng cách vệ sinh chúng sạch sẽ. Thế nhưng, nếu bạn đã cọ rửa kỹ mà trông chiếc nồi vẫn như bị gỉ, hoặc bị hỏng dù chỉ một phần, hoặc lớp phủ chống dính bong lỗ chỗ trên bề mặt thì đã đến lúc nên thay thế nó.

Bạn nên thay xoong, nồi, chảo khi có các dấu hiệu như bong lớp chống dính, lớp phủ tráng men, không loại bỏ được các vết bẩn hay nhìn thấy lõi đồng, hoặc có thể thấy một hoặc đầy đủ các dấu hiện này. Việc tiếc mà cố dùng sẽ khiến bạn phải trả giá cho những nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ mà nó đem lại.

Bà Kristie Collado

4 dấu hiệu cần thay mới

Ông Nguyễn Thành Vinh, Công ty Vệ sinh Nhà sạch cho biết, mặc dù bạn thường xuyên cọ rửa, nhưng bạn chắc chắn không thể sử dụng chúng vĩnh viễn. Vậy thời điểm nào cần phải thay. Thực tế, nồi niêu hay xoong chảo nấu ăn thường không có hạn định về thời gian sử dụng.

Tùy thuộc vào cách bạn sử dụng nồi chảo, chúng có thể bị xước, phai hay bạc màu, thậm chí gỉ sét và nếu không thể khắc phục được thì đó là thời gian để thay thế. Có 4 dấu hiệu bạn có thể dựa vào để nhận biết xoong, chảo đã đến lúc phải thay chưa.

Thứ nhất, bạn có thể dựa vào lớp chống dính bị bong: Nếu chảo chống dính của bạn bị trầy xước ít, bạn có thể vẫn sử dụng được, nhưng khi lớp phủ chống dính thực sự bị rách, bong ra cả mảng, thậm chí bạn có thể dùng tay lột lớp chống dính bị bong tróc thì nên vứt nó đi.

Thứ hai, bạn có thể dựa vào lớp phủ tráng men bong xước. Nếu bạn có đồ dùng bằng sắt đúc hoặc gang đúc tráng men, bạn không nên sử dụng nó khi nó bắt đầu trầy xước, bong lớp men phủ và lộ ra vật liệu bên dưới.

Thứ ba, bạn cần phải thay khi không thể loại bỏ các vết bẩn.

Thứ tư, bạn nhìn thấy lõi đồng. Nhiều nồi, chảo bằng thép không gỉ có một lõi đồng. Nếu nồi nấu đã dùng mòn hoặc vì lý do nào đó bị xước sâu đến mức bạn có thể bắt đầu thấy lớp lõi đồng bên trong thì phải thay ngay nồi mới.

Đức Anh

Theo Đời sống
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top