Thời điểm bệnh nhân ung thư nhiễm Covid-19 quay lại điều trị

Theo hướng dẫn của các chuyên gia Uptodate, bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể điều trị ung thư lại khi họ ngừng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, nên có 1 lần xét nghiệm Covid-19 âm tính trước khi điều trị.

Một số trung tâm khác như CDC Hoa Kỳ không đòi hỏi xét nghiệm âm tính vì nhiều bệnh nhân ung thư suy giảm miễn dịch có thể mang virus kéo dài.

Đối với những bệnh nhân đang chờ ghép tế bào tạo máu (HCT) hoặc liệu pháp tế bào T (CAR-T), hầu hết các hướng dẫn đều đề nghị trì hoãn điều trị, ít nhất là cho đến khi không có triệu chứng, với một số khuyến cáo nên đợi cho đến khi xét nghiệm âm tính.

Ngừng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 được xác định như sau:

benh-nhan-ut.jpg
Thời điểm bệnh nhân ung thư nhiễm Covid-19 quay lại điều trị.

Bệnh nhân không bị suy giảm miễn dịch vừa và nặng

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng: Cách ly tại nhà có thể kết thúc nếu tất cả các điều kiện sau được đáp ứng: Ít nhất 5 ngày kể từ ngày xét nghiệm Covid-19 (+); Không có bệnh tật tiếp theo phát triển; Xét nghiệm sau 5 ngày có kết quả âm tính (test nhanh, PCR): Sau khi cách ly tại nhà 5 ngày, bệnh nhân cần đeo khẩu trang 5 ngày nữa, tổng cộng 10 ngày. Trong thời gian này, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với người suy giảm miễn dịch, người có nguy cơ tiến triển bệnh nặng.

Xét nghiệm sau 5 ngày dương tính: Cần cách ly tại nhà, đeo khẩu trang nghiêm ngặt 10 ngày kể từ ngày xét nghiệm dương tính đầu tiên.

Bệnh nhân bị bệnh mức độ nhẹ: Tương tự như bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng và các triệu chứng đang thuyên giảm và cắt sốt ít nhất 24h.

Bệnh nhân bị bệnh mức độ trung bình: Tất cả các điều kiện sau đây được đáp ứng ít nhất 10 ngày kể từ khi các triệu chứng lần đầu tiên xuất hiện. Cắt sốt ít nhất 24h mà không cần dùng thuốc hạ sốt; có sự cải thiện về các triệu chứng (ví dụ như ho, khó thở).

Bệnh nhân mắc bệnh mức độ nặng: Tất cả các điều kiện sau đây được đáp ứng ít nhất 10 - 20 ngày kể từ khi các triệu chứng lần đầu tiên xuất hiện; Cắt sốt ít nhất 24h mà không cần dùng thuốc hạ sốt; Có sự cải thiện về các triệu chứng (ví dụ như ho, khó thở).

Bệnh nhân suy giảm miễn dịch vừa và nặng

Áp dụng cả bệnh nhân điều trị tại nhà hoặc bệnh viện: Là các bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch di truyền và mắc phải khác nhau (ví dụ như rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát kết hợp, đang điều trị một số hóa trị ung thư, trong vòng 1 năm sau khi ghép tế bào gốc hoặc ghép tạng, HIV và số lượng CD4 < 200 tế bào/microL, đang điều trị bằng liệu pháp tế bào CAR-T hoặc liệu pháp làm suy giảm tế bào B như Rituximab, dùng prednisone ≥ 20mg/ngày trong hơn 14 ngày).

Bệnh nhân mắc bệnh không triệu chứng: Trước khi dừng các biện pháp phòng ngừa, tất cả các điều kiện sau phải đáp ứng: Kết quả âm tính từ ít nhất hai mẫu bệnh phẩm hô hấp liên tiếp được lấy cách nhau ≥ 24 giờ (tổng số hai mẫu âm tính); Không có bệnh tật tiếp theo phát triển.

Bệnh nhân có triệu chứng: Trước khi dừng các biện pháp phòng ngừa, tất cả các điều kiện sau phải đáp ứng: Cắt sốt ít nhất 24h mà không cần dùng thuốc hạ sốt; Các triệu chứng như ho, khó thở được cải thiện; Ít nhất 2 lần xét nghiệm âm tính cách nhau > 24h.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top