Thịt heo, gà... từ Brazil sang Việt Nam tăng mạnh

Mặc dù Trung Quốc đang tăng cường đẩy mạnh nhập khẩu tất cả loại thịt từ Brazil nhưng các doanh nghiệp nước này vẫn xuất khẩu sang thị trường Việt Nam nhiều hơn.

<div> <p>Vừa qua, tại trụ sở của Hiệp hội Thịt (heo, g&agrave;) Brazil, Thương vụ Việt Nam tại Brazil&nbsp;đ&atilde; c&oacute; buổi l&agrave;m việc trực tiếp với đại diện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu uy t&iacute;n đ&atilde; v&agrave; đang mong muốn tiếp tục xuất khẩu c&aacute;c sản phẩm thịt heo, g&agrave; sang Việt Nam.</p> <p>&Ocirc;ng Ricardo Joao, Chủ tịch Hiệp hội Thịt, cho biết hiện Trung Quốc đang tăng cường đẩy mạnh nhập khẩu tất cả loại thịt từ Brazil. K&eacute;o theo gi&aacute; cả c&aacute;c mặt h&agrave;ng thịt tại Brazil tăng tới tr&ecirc;n 20% nhưng c&aacute;c doanh nghiệp xuất khẩu tại nước n&agrave;y vẫn xuất khẩu sang thị trường Việt Nam nhiều hơn, với mong muốn giữ vững c&aacute;c ch&acirc;n h&agrave;ng v&agrave; kh&ocirc;ng đ&aacute;nh mất thị trường rất quan trọng ở khu vực ch&acirc;u &Aacute;.</p> <p>Theo số liệu của Bộ Kinh tế Brazil, năm 2019 trị gi&aacute; xuất khẩu thịt heo của Brazil&nbsp;sang Việt Nam đạt 24,2 triệu USD, tăng 87%, v&agrave; thịt g&agrave; đạt 24,5 triệu USD, tăng 16% so với năm 2018.</p> <p align="center"><img alt="Thịt heo, gà... từ Brazil sang Việt Nam tăng mạnh - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/01/14/thit-dong-lanh-gia-re-co-an-toan_uqrt.jpg" /><br /> <em class="image_caption">Trị gi&aacute; xuất khẩu thịt heo của Brazil sang Việt Nam đạt 24,2 triệu USD, tăng 87%, v&agrave; thịt g&agrave; đạt 24.5 triệu USD, tăng 16% so với năm 2018. Ảnh minh họa: T.H&Agrave;</em></p> <p>Tại buổi l&agrave;m việc, C&ocirc;ng ty BRF (Brazil) cũng trao đổi vấn đề một số đối tượng lừa đảo tr&ecirc;n mạng Internet lợi dụng th&ocirc;ng tin Brazil l&agrave; nước sản xuất số lượng lớn c&aacute;c thực phẩm c&oacute; nguồn gốc từ động vật v&agrave; nhu cầu nhập khẩu lớn c&aacute;c sản phẩm n&agrave;y của Việt Nam để ti&ecirc;u thụ trong nước v&agrave; t&aacute;i xuất sang Trung Quốc.</p> <p>Hầu hết những hợp đồng m&agrave; c&aacute;c đối tượng lừa đảo đều lấy danh nghĩa c&aacute;c h&atilde;ng sản xuất thực phẩm nổi tiếng như BRF, JBS với c&aacute;c điều kiện rất lỏng lẻo, chất lượng h&agrave;ng h&oacute;a rất cao v&agrave; đặc biệt l&agrave; gi&aacute; chỉ rẻ bằng 1/3, thậm ch&iacute; l&agrave; 1/3 so với gi&aacute; thị trường.</p> <p>Ngo&agrave;i ra, c&aacute;c đối tượng lừa đảo đều y&ecirc;u cầu doanh nghiệp phải chuyển tiền đặt cọc hợp đồng v&agrave;o t&agrave;i khoản trung gian tại Mỹ hoặc một số nước ch&acirc;u Phi. Tuy nhi&ecirc;n, BRF khẳng định rằng hiện đ&atilde; kh&ocirc;ng c&ograve;n giao dịch trực tiếp tr&ecirc;n mạng Internet m&agrave; th&ocirc;ng qua hệ thống c&aacute;c đại l&yacute; nằm ở nhiều khu vực tr&ecirc;n to&agrave;n thế giới.</p> <p>Trước th&ocirc;ng tin n&agrave;y, Thương vụ Việt Nam tại Brazil&nbsp;đ&atilde; l&ecirc;n tiếng cảnh b&aacute;o doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với c&aacute;c đối tượng c&oacute; c&aacute;c th&ocirc;ng tin tr&ecirc;n hoặc c&oacute; c&aacute;c dấu hiệu kh&ocirc;ng minh bạch, kh&aacute;c biệt với thị trường kh&aacute;c cần thẩm tra kỹ đối tượng giao dịch. Đồng thời, tuyệt đối kh&ocirc;ng n&ecirc;n chấp nhận điều khoản thanh to&aacute;n đặt cọc trả trước trong c&aacute;c hợp đồng mua b&aacute;n h&agrave;ng h&oacute;a.</p> </div>

Theo plo.vn
back to top