Thiếu cảnh giác, coi chừng bệnh chồng bệnh

(khoahocdoisong) - Trong tuần đầu tháng 7, các bác sĩ nhi khuyến cáo, số ca đến khám và nhập viện vì bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng được ghi nhận tăng tại TPHCM. Nếu thiếu cảnh giác, sốt xuất huyết và tay chân miệng sẽ có nguy cơ tăng mạnh với nhiều ca biến chứng nặng vào những tháng tiếp theo.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, trong tuần đầu tháng 7, thành phố ghi nhận 144 ca bệnh sốt xuất huyết, 97 ca bệnh tay chân miệng. BSCKII Lê Thị Minh Hồng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, mỗi ngày, khoa Nhiễm đang điều trị 20 ca sốt xuất huyết, còn số ca tay chân miệng nội trú là 10 - 12 ca; cũng đã có những trường hợp biến chứng nặng phải nhập viện điều trị.

69e3b2a4-f05e-4e45-9250-ed5f7daabae8.jpeg

Những ca mắc tay chân miệng thường tập trung quanh lứa tuổi nhỏ, từ 3 tuổi trở xuống.

BSCKII Lê Thị Minh Hồng khuyến cáo bệnh viện từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi, do phụ huynh chủ quan tự ý chuẩn đoán và dùng thuốc khi chưa biết rõ bệnh, nên đã nhập viện trong tình trạng tiền sốc với các biểu hiện như mạch đập nhanh, tay chân lạnh...

Ngoài ra, bệnh viện đã từng tiếp nhận những ca bệnh nhi do phụ huynh chữa trị bệnh theo cách dân gian như cắt lễ, uống thuốc Nam… khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn gây thêm nhiều biến chứng nặng.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo, khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục 48 tiếng không hạ, nôn ói nhiều, lờ đờ, giật mình, bỏ bú... nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đã ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng nhập viện tăng trong thời gian này, đặc biệt trong đó có trường hợp tay chân miệng nặng.

b42216c7-a365-4545-ac69-a1eb93beac06.jpeg

Sốt xuất huyết cũng đang “tấn công” chúng ta khi bắt đầu bước vào mùa mưa.

BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo, nếu không cảnh giác, bệnh tay chân miệng có thể thành dịch, vì hiện nay bệnh viện đã tiếp nhận một vài ca tay chân miệng cấp độ 3 với biến chứng khi nhập viện.

Trong chăm sóc bệnh nhi, các bác sĩ khuyên cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm, có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt với Paracetamol, tuyệt đối không dùng aspirin.

Trong thời điểm đang có dấu hiện bùng phát dịch bệnh, mọi người nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chỗ ở thông thoáng, sạch sẽ. Tránh để muỗi đốt thông qua việc ngủ màn, dù là ban ngày vì muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu chích vào ban ngày; tiêu diệt muỗi, không để cho muỗi có cơ hội sinh sôi; thường xuyên nhắc con trẻ vệ sinh tay, rửa sạch đồ chơi.

Bên cạnh đó, phụ huynh phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, cách ly, phát hiện các triệu chứng bất thường như giật mình, chới với, tay chân lạnh, xuất huyết... để điều trị kịp thời, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Theo BSCKII Lê Thị Minh Hồng, hiện vào giai đoạn chuyển mùa, mưa nhiều, thời điểm xuất hiện nhiều căn bệnh do virus như sốt xuất huyết, tay chân miệng... nên cha mẹ cần chú trọng dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày, ăn uống khoa học và hợp lý, tăng cường rau xanh, trái cây tươi… để hỗ trợ đề kháng cho trẻ. Trong đó, đừng quên những trái cây giàu vitamin C.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top