Thiệt hại 80.000 tỷ đồng, chăn nuôi đòi hỗ trợ, Bộ trưởng khuyên lập công ty

Đây là câu hỏi được đặt với Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan, tại buổi đối thoại cùng các doanh nghiệp để thảo luận và tìm cách tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19, và tìm hướng tăng giá trị nông sản Việt

Về cụ thể, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, ông nhận được câu hỏi: Vì sao hãng hàng không Vietnam Airlines nhận được gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng, ngành nông nghiệp còn thiệt hại nhiều hơn, thế mà không được hỗ trợ?.

Đó là một thực tế sống sượng, và khó trả lời. 

Vì thực tế là, hiện tất cả các sản phẩm chăn nuôi đang bán giá thấp hơn giá thành, khiến cho người chăn nuôi thua lỗ nặng nề .

Khoản lỗ này cao hơn 10 lần khoản lỗ của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam vừa được công bố.

Cùng với đó là hàng chục, hàng trăm khó khăn khác đang “vây chặt” nông dân, đơn vị chăn nuôi.

Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng NNPTNT đã nhận được rất nhiều chia sẻ từ doanh nghiệp. Trong đó, nổi bật là vấn đề mà ai cũng quan tâm, đó chính là hỗ trợ cho ngành này.

Theo Bộ trưởng, đây là câu hỏi so sánh chưa đúng, nhưng nó cũng là ý kiến hay, do liên quan tới việc vì sao ngành nông nghiệp chưa được hỗ trợ.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho biết Bộ NNPTNT đang làm kiến nghị, phân loại gói hỗ trợ cho những thiệt hại về nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình tổng hợp gặp phải nhiều khó khăn.

Thứ nhất, ngành này rất khó để lượng hóa thiệt hại. Vì mỗi hộ gia đình lại có số lượng nuôi khác nhau, bán vào các thời điểm giá lên xuống khác nhau. Nông dân Việt Nam vẫn chủ yếu nuôi theo hình thức hộ gia đình, manh mún, số lượng thấp. Số lượng trang trại nuôi tập trung, có quy mô, quản lý chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Thứ hai, từ năm 2018, Việt Nam đã có Nghị định 58 về bảo hiểm nông nghiệp, nhưng tới nay vẫn chưa đi vào cuộc sống. Người nông dân không quen với việc mua bảo hiểm.

Còn đối với các ngành nghề khác, như Vietnam Airlines, do là doanh nghiệp nên thống kê luôn rõ ràng, đầy đủ, có thể báo cáo ngay cho Chính phủ mức độ thiệt hại để lên phương án hỗ trợ.

Từ đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khuyên người nông dân nên đăng ký doanh nghiệp. "Tôi muốn nói với nông dân, chúng ta làm gì cũng phải đăng ký doanh nghiệp. Mình có một pháp nhân, để sau này những vấn đề về tín dụng, hỗ trợ đầu vào, đầu ra, hỗ trợ rủi ro… nó có một cái địa chỉ” - Bộ trường nói.

Như vậy, kinh nghiệm một nhà chính trị đã khiến Bộ trưởng trả lời trôi chảy chất vấn của những người đang thiệt hại trong ngành nông nghiệp. 

Tất nhiên, Bộ trưởng cũng còn nhiều giải đáp khác liên quan tới vấn đề hỗ trợ nông nghiệp đang thiệt hại. 

Nhưng, thành thật để nhận xét, cần nhấn mạnh rằng, không thống kê được rõ ràng, đầy đủ, hay là gặp khó khăn khi định lượng thiệt hại của nông nghiệp... trước tiên là hạn chế của chính Bộ NNPTNT, trong tư cách Bộ chủ quan chuyên ngành.

Nếu chỉ định lượng về con số đã khó khăn, không hiểu chính sách quản lý, sau đó là ưu đãi phát triển (chứ chưa bàn tới xây dựng chính sách hỗ trợ) mà bộ xây dựng và áp dụng, có được coi là... chính xác ?

Thứ nữa, doanh nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp là một trong các giải pháp để phát triển nông nghiệp, chứ không phải giải pháp tối ưu nhất.

Chẳng hạn, với quy mô li ti của hộ nông dân Việt Nam nói chung, hộ nông dân chăn nuôi nói riêng, làm theo lời khuyên của bộ trưởng khéo không nông dân còn thiệt hại nặng hơn ngay khi trời quang mây tạnh, vì đủ thứ thuế khóa, phí... đang đánh vào sản phẩm của doanh nghiệp.

Không hiểu những doanh nghiệp nông dân li ti ấy có chịu đựng nổi những rủi ro khi "được" xuất hóa đơn giá trị gia tăng, và kê được thiệt hại (nếu có) ?

Thế nên, nếu phải thay đổi, có lẽ Bộ trưởng nên tổ chức lại hệ thống quản lý chuyên ngành ở cơ sở. Nắm được nông dân, hệ thống ấy sẽ đếm được thiệt hại nhanh hơn bất kỳ tổ chức nào. Và nhờ thế, bộ trưởng có thể mạnh dạn nói về việc sẽ hỗ trợ cái gì, hay bao nhiêu, cho nông nghiệp bị thiệt hại vì dịch bệnh.

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
Bưởi da xanh giảm giá

Bưởi da xanh giảm giá

Từ sau Tết Nguyên đán 2024, giá bưởi da xanh tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL liên tục giảm. Hiện giá nông sản này ở mức rất thấp.
back to top