Thiết bị cấy ghép qua xương và thiết bị trợ thính

(khoahocdoisong.vn) - Thiết bị cấy ghép qua xương và trợ thính là một loại thiết bị trợ thính đặc biệt tạo ra các rung động âm thanh được truyền trực tiếp qua xương sọ đến tai trong.

Các thiết bị trợ thính này đặc biệt hữu ích đối với 2 loại mất thính lực: Mất thính lực truyền dẫn và khiếm thính một bên. Trong thính lực bình thường, sóng âm truyền qua ống tai ngoài, làm rung màng nhĩ và các xương nhỏ, cuối cùng truyền các rung động này đến dịch tai trong, kích hoạt các tế bào lông để cho phép ốc tai cảm nhận âm thanh. 

Hình ảnh mô hình của Cochlear Ltd.

Hình ảnh mô hình của Cochlear Ltd.

Mất thính lực dẫn truyền:

Mất thính lực dẫn truyền là khi sự dẫn truyền bình thường của sóng âm qua tai ngoài và tai giữa có vấn đề, dẫn đến mất năng lượng truyền vào dịch tai trong. 

Thiết bị trợ thính qua xương bỏ qua hoàn toàn tai ngoài và tai giữa, mà dựa vào sự dẫn truyền qua xương của các rung động âm thanh từ xương sọ trực tiếp đến ốc tai. 

Những bệnh nhân phù hợp gồm trẻ em được sinh ra với dị tật tai nhỏ hoặc xương nhỏ bất thường, bệnh nhân bị chảy dịch tai mãn tính và bệnh nhân phẫu thuật khoét xương chũm nhiều lần. Đeo máy trợ thính có thể khó khăn ở những bệnh nhân này hoặc dễ bị nhiễm trùng thêm.

Hình ảnh một em nhỏ bị tật tai ngoài nhỏ sử dụng Máy trợ thính móc vào xương qua da.

Hình ảnh một em nhỏ bị tật tai ngoài nhỏ sử dụng Máy trợ thính móc vào xương qua da.

Khiếm thính một bên

Bệnh nhân có thể bị khiếm thính một bên do mất thính giác thần kinh nhạy cảm đột ngột vô căn, u thần kinh âm thanh, bệnh Meniere, chấn thương và các nguyên nhân khác. Tai nghe còn lại có thính lực bình thường. 

Khi được sử dụng ở phía bên khiếm thính, các thiết bị trợ thính dẫn truyền qua xương truyền các rung động trực tiếp qua hộp sọ đến tai bình thường.

Cho phép nghe thấy âm thanh phát ra từ vùng bị khiếm thính. Điều này cung cấp khả năng nghe được âm thanh từ cả hai phía.

Thiết bị dẫn truyền qua xương không phẫu thuật

Bộ xử lý âm thanh dẫn truyền qua xương có thể được áp dụng cho hộp sọ mà không cần phẫu thuật.

Một số kiểu máy có thể dính vào vùng da không có lông ở phía sau tai thông qua miếng dán và có nút trên bộ chuyển đổi kết nối với bộ xử lý âm thanh. 

Ngoài ra, còn có các ứng dụng áp trực tiếp sử dụng băng đô, gọng kính hoặc các loại băng đô thể thao thời trang, tạo áp lực lên xương thái dương.

Đây là những giải pháp cấy qua da và mất khoảng 10dB năng lượng khi các rung động phải đi qua da và mô dưới da trước khi đến được xương bên dưới.

Hình ảnh mô hình của Cochlear Ltd.

Hình ảnh mô hình của Cochlear Ltd.

Phẫu thuật cấy ghép qua xương:

Phẫu thuật cấy ghép qua xương có thể làm qua da hoặc dưới da. Giải pháp cấy ghép qua da có một ốc vít nhỏ được phẫu thuật cấy vào xương sọ phía sau tai kéo dài qua da để gắn vào bộ xử lý âm thanh rung. 

Các ốc vít được làm bằng vật liệu đặc biệt cho phép tích hợp vào xương. Khi có sự kết hợp trực tiếp của các rung động với xương bên dưới, năng lượng mất ít hơn và nhận thức âm thanh được tối đa.

Đối với những người cảm thấy phiền do ốc vít bị lộ thì có các giải pháp qua da, mà các thành phần bên trong được đặt hoàn toàn bên dưới da, không nhìn thấy bên ngoài. 

Bộ xử lý âm thanh có một nam châm giúp gắn kết qua da khi sử dụng. Một số bộ xử lý rung trực tiếp lên nam châm bên dưới và truyền các rung động.

Các bộ xử lý khác sẽ gửi các tín hiệu đến thiết bị chuyển đổi dẫn truyền qua xương (BC-FMT). Thiết bị này được gắn vào xương ở một khoảng cách xa thông qua ốc vít. Nằm ẩn hoàn toàn dưới da, những giải pháp này mang lại tính thẩm mỹ cao hơn.

Hình ảnh mô hình của MedEl.

Hình ảnh mô hình của MedEl.

Tóm lại, các thiết bị trợ thính dẫn truyền qua xương rất dễ sử dụng và có thể giúp nhiều trường hợp bệnh nhân khác nhau.

Với việc giảm kích thước và bộ xử lý âm thanh có thể tháo rời, bệnh nhân sẽ có sự thay thế hữu ích và kín đáo khi sử dụng máy trợ thính.

BS Barrie Tan, Bệnh viện Gleneagles, Singapore.

BS Barrie Tan, Bệnh viện Gleneagles, Singapore.

BS Barrie Tan, chuyên gia TAI – MŨI – HỌNG từ Bệnh viện Gleneagles, Singapore sẽ tư vấn trực tuyến miễn phí cho bệnh nhân có các tình trạng bệnh liên quan tới TAI MŨI HỌNG, PHẪU THUẬT TAI NỘI SOI, ĐIỀU TRỊ THÍNH LỰC, Ù TAI, CHÓNG MẶT, CÁC VẤN ĐỀ VỀ XOANG, VIÊM MŨI DỊ ỨNG vào thứ Sáu, ngày 4/9/2020. 

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký, xin liên hệ:

Văn phòng đại diện Các bệnh viện Parkway Singapore:

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội. 

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637. 

Email: info@parkway.com.vn

FB page: www.facebook.com/MountElizabethSGVietnamOffice

Quảng cáo

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top