Thị trường thép hình thành mặt bằng giá mới

(khoahocdoisong.vn) - Sau khoảng thời gian sốt giá bất thường kể từ tháng 12/2020, hiện nay thị trường thép đã hình thành mặt bằng giá mới cao hơn so với năm trước

Thông tin từ Bộ Công Thương cho hay, để phục hồi nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ các nước ban hành nhiều gói kích thích kinh tế hàng chục nghìn tỷ USD làm cho giá các loại nguyên liệu sơ cấp của nền kinh tế thế giới (giá dầu mỏ, giá nguyên liệu thô, giá vận chuyển vật liệu) tăng. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá thép tăng nóng trong thời gian qua.

Trên thị trường, giá phôi thép tháng 5 năm 2021 tăng so với tháng 2/2020 là 62% (từ 9.433.697đ/tấn lên 15.278.360đ/tấn) và tăng so với tháng 12/2020 là 41% (từ 10.800.000đ/tấn lên 15.278.360đ/tấn).

Đối với giá thép xây dựng, giá thép tháng 5/2021 tăng so với giá tháng 2/2020 là 49% (từ 11.340.608đ/tấn lên 16.869.341đ/tấn) và tăng so với tháng 12/2020 là 30% (từ 12.944.499đ/tấn lên 16.869.341đ/tấn).

Đối với giá thép cuộn cán nóng HRC, giá thép HRC tháng 5/2021 tăng so với giá tháng 2/2020 là 94% (từ 9.000.000đ/tấn lên 17.500.000đ/tấn) và tăng so với tháng 12/2020 là 48% (từ 11.800.000đ/tấn lên 17.500.000đ/tấn)...

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép của Việt Nam đạt hơn 15,9 triệu tấn các loại, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, phôi thép đạt 11,1 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Tiêu thụ sản phẩm thép 6 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 14,05 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, phôi thép 10,08 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, tình hình sản xuất, cung - cầu của sản phẩm thép trong năm 2021 tiếp tục phát triển ổn định. Mặt hàng thép xây dựng thông thường đáp ứng đủ nhu cầu thép cho thị trường trong nước và có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với 6 tháng đầu năm. Mặt hàng thép cuộn cán nóng (HRC) vẫn sẽ nhập khẩu do nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được khoảng hơn 50% nhu cầu sử dụng trong nước.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top