Thị trường mỳ ăn liền ước đạt 63,6 tỷ USD vào năm 2026

Báo cáo thị trường của IndustryARC, thị trường mỳ ăn liền tăng trưởng với tốc độ là 5,2% trong giai đoạn dự báo 2021 - 2026, đạt 63,6 tỷ USD vào năm 2026.

IndustryARC định nghĩa mỳ ăn liền là mỳ được đóng gói ở dạng khối đã được làm chín và sấy khô với bột hương liệu và dầu nêm. Các sản phẩm mỳ ăn liền này được đóng gói kín và có thể hâm nóng hoặc ăn trực tiếp.

Theo IndustryARC, yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường mỳ ăn liền là tốc độ đô thị hóa nhanh, thói quen ăn uống của khách hàng thay đổi thiên về thực phẩm tiện lợi.

Có 2 loại mỳ ăn liền là Mỳ chiên và Mỳ không chiên. Năm 2020, Mỳ chiên chiếm phần lớn nhất về mặt doanh thu. Phân khúc Mỳ không chiên được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng 5,86% nhanh nhất trong giai đoạn dự báo 2021 - 2026. Điều này là do chất tạo vị có mặt cùng với mỳ ăn liền có chứa bột ngọt, đường, muối và các loại gia vị khác.

Dựa vào vị trí địa lý, thị trường mỳ ăn liền có tốc độ tăng trưởng nhanh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi chiếm 34,21% thị phần vào năm 2020.

Sức tiêu thụ mỳ chủ yếu hiện nay ở khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020; thứ hai là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24%.

Tuy nhiên, châu Âu được coi là phân khúc phát triển nhanh nhất, từ 15% đến dưới 50% (tùy theo từng quốc gia), do sự thay đổi trong xu hướng hướng tới sự tiện lợi và hàng hóa các sản phẩm thực phẩm mang đi.

Các nhà sản xuất và chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường mỳ ăn liền toàn cầu hiện có Nissin Food Holdings; Nestle SA; ITC Limited; Capital Food Pvt Ltd; Ajinomoto Co, Inc; Acecook Việt Nam; Indofood Sukses Makmur Tbh; Aico Food Ltd; Samyang Corporation; Unilever PLC; Nongshim Co Ltd; Hebei Hualong Food Group và Master Kong.

Nhu cầu mỳ ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019. Tại Việt Nam, khi thực hiện các đợt giãn cách xã hội, báo cáo của Bộ Công Thương cũng thường xuyên ghi nhận thiếu hụt tạm thời mỳ ăn liền.

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
back to top