Thị trường chứng khoán 2021: Bình thường hay bất thường?

Năm 2021, chứng khoán Việt Nam lên đỉnh ngoạn mục về cả điểm số và thanh khoản, nhưng lại là một năm nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề. GDP chưa đạt 3%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu.

Năm 2021 thành công rực rỡ với thị trường chứng khoán Việt Nam, khi quy mô tăng mạnh, đạt 122,2% GDP, vượt trước kế hoạch 4 năm mà Thủ tướng đề ra.

Các nhà đầu tư đua nhau mở tài khoản, đổ tiền vào đầu tư. Riêng trong 11 tháng của năm 2021, đã có hơn 1,31 triệu tài khoản mở mới, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở 1,306 triệu tài khoản.

Theo thống kê tới giữa tháng 12/2021, khối ngoại đã bán ròng tới gần 60.000 tỷ đồng, chính thức vượt mốc hơn 2,5 tỷ USD. 

Tuy nhiên, khối ngoại lại tỏ ra không mấy mặn mà. Các nhà đầu tư mua vào chủ yếu vẫn là nhà đầu tư trong nước, có thể nói phát hành bao nhiêu, hấp thụ bấy nhiêu.

Theo đánh giá của các chuyên gia, một điểm "bất thường" khác là hiện tượng nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh từ 100 - 400% chỉ trong 1 tháng như: VTH, SDA CMS, CEO, VKC…, trong khi hiệu quả hoạt động kinh doanh không có gì nổi trội.

Cho dù hệ số P/E thị trường chỉ khoảng 17 lần thì mức tăng trưởng đột biến của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đặt ra nhiều dấu hỏi.

Các chuyên gia cũng cho rằng, nếu so Việt Nam với các nước khác thì thấy rõ sự bất thường này.

Ví dụ, năm 2021, kinh tế Philippines tăng trưởng rất tốt khoảng 5%, nhưng chỉ số chứng khoán chỉ tăng 2%. Trong khi tăng trưởng Việt Nam chỉ đạt 2,81%,  nhưng chỉ số chứng khoán tăng 35%.

Mức tăng của thị trường chứng khoán cũng được cho là hơi lệch pha so với kinh tế thực, vốn đã tăng trưởng âm vào quý 3 và cả năm chỉ tăng 2,81%. Cùng với đó thị trường cũng ghi nhận nhiều tín hiệu về tâm lý đám đông và tính thiếu bền vững.

Theo Đời sống
back to top