Thêm Thái Lan hoãn tiêm vắc-xin AstraZeneca

Thái Lan vừa quyết định hoãn chương trình tiêm vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca sau khi có thông tin rằng sản phẩm gây vón cục máu, dù chưa có bằng chứng khẳng định mối liên quan này.

<div> <p><span>Chương tr&igrave;nh ti&ecirc;m vắc-xin AstraZeneca của Th&aacute;i Lan đ&aacute;ng lẽ bắt đầu từ h&ocirc;m qua nếu kh&ocirc;ng bị ho&atilde;n. Trước đ&oacute;, một số nước ch&acirc;u &Acirc;u cũng dừng sử dụng vắc-xin m&agrave; AstraZeneca hợp t&aacute;c với ĐH Oxford (Anh) sản xuất, sau khi đ&atilde; c&oacute; 5 triệu người ở ch&acirc;u lục n&agrave;y được ti&ecirc;m sản phẩm, </span><i>BBC </i><span>đưa tin.</span></p> <p>Bộ Y tế Th&aacute;i Lan n&oacute;i rằng họ quyết định dừng v&igrave; nước n&agrave;y chưa bị ảnh hưởng nhiều từ đại dịch v&agrave; họ c&oacute; c&aacute;c loại vắc-xin kh&aacute;c để sử dụng.</p> <p>Đ&atilde; c&oacute; khoảng 30 trường hợp ở ch&acirc;u &Acirc;u bị chứng tắc mạch huyết khối, nghĩa l&agrave; m&aacute;u bị đ&oacute;ng cục, sau khi ti&ecirc;m vắc-xin. Cơ quan y tế ch&acirc;u &Acirc;u (EMA) h&ocirc;m 11/3 n&oacute;i rằng chưa c&oacute; bằng chứng để khẳng định vắc-xin AstraZeneca g&acirc;y đ&ocirc;ng m&aacute;u, cho rằng vắc-xin n&agrave;y mang lại nhiều lợi &iacute;ch hơn rủi ro.</p> <p>AstraZeneca khẳng định t&iacute;nh an to&agrave;n của vắc-xin do h&atilde;ng n&agrave;y sản xuất đ&atilde; được kiểm nghiệm trong c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu l&acirc;m s&agrave;ng quy m&ocirc; lớn. Nhiều nước kh&aacute;c như Bồ Đ&agrave;o Nha, Australia, Mexico v&agrave; Philippines cho biết sẽ vẫn triển khai chương tr&igrave;nh ti&ecirc;m chủng bằng sản phẩm n&agrave;y.</p> <p>&ldquo;D&ugrave; chất lượng vắc-xin của AstraZeneca tốt, một số nước đ&atilde; đề nghị dừng. Ch&uacute;ng t&ocirc;i cũng sẽ dừng&rdquo;, Piyasakol Sakolsatayadorn, một cố vấn của uỷ ban vắc-xin COVID-19 của Th&aacute;i Lan, cho biết trong cuộc họp b&aacute;o h&ocirc;m qua.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, c&aacute;c quan chức của Bộ Y tế Th&aacute;i Lan khẳng định rằng l&ocirc; vắc-xin AstraZeneca m&agrave; nước n&agrave;y nhận được kh&aacute;c với vắc-xin AstraZeneca ở ch&acirc;u &Acirc;u, v&agrave; cho rằng c&aacute;c vấn đề về đ&ocirc;ng m&aacute;u kh&ocirc;ng phổ biến ở người ch&acirc;u &Aacute;.</p> <p>Th&aacute;i Lan nhận được l&ocirc; vắc-xin AstraZeneca đầu ti&ecirc;n với 117.300 liều v&agrave;o ng&agrave;y 24/2, c&ugrave;ng với 200.000 liều vắc-xin Coronavac từ Trung Quốc. Đ&atilde; c&oacute; hơn 30.000 người Th&aacute;i Lan được ti&ecirc;m vắc-xin Coronavac từ khi chương tr&igrave;nh ti&ecirc;m chủng được triển khai từ ng&agrave;y 28/2. Giới chức Th&aacute;i Lan cho biết sẽ tiếp tục ti&ecirc;m vắc-xin Coronavac.</p> <p>Tại Anh, Cơ quan quản l&yacute; dược phẩm Anh n&oacute;i rằng chưa c&oacute; bằng chứng để khẳng định vắc-xin AstraZeneca g&acirc;y ra c&aacute;c vấn đề, v&agrave; người d&acirc;n vẫn n&ecirc;n ti&ecirc;m ph&ograve;ng khi được y&ecirc;u cầu.</p> <p>Australia, sau khi đ&atilde; nhận được 300.000 liều vắc-xin AstraZeneca, đ&atilde; đưa ra giải th&iacute;ch về quyết định tiếp tục sử dụng sản phẩm n&agrave;y.</p> <p>&ldquo;Ở thời điểm n&agrave;y, khuyến c&aacute;o r&otilde; r&agrave;ng từ c&aacute;c b&aacute;c sĩ l&agrave; đ&acirc;y l&agrave; loại vắc-xin an to&agrave;n v&agrave; ch&uacute;ng t&ocirc;i muốn chương tr&igrave;nh ti&ecirc;m chủng tiếp tục. Những c&aacute;i đầu lạnh cần thắng thế&rdquo;, Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton n&oacute;i. Bộ Y tế Philippines n&oacute;i rằng kh&ocirc;ng c&oacute; l&yacute; do g&igrave; để dừng ti&ecirc;m chủng ở đ&acirc;y. H&agrave;n Quốc cũng c&oacute; vẻ sẽ tiếp tục chương tr&igrave;nh ti&ecirc;m chủng d&ugrave; đ&atilde; c&oacute; một số tiếng n&oacute;i b&agrave;y tỏ lo ngại. Nước n&agrave;y đang c&oacute; 785.000 liều vắc-xin. Giới chức H&agrave;n Quốc gần đ&acirc;y khẳng định c&aacute;i chết của 8 người sau v&agrave;i ng&agrave;y đi ti&ecirc;m vắc-xin kh&ocirc;ng li&ecirc;n quan đến c&aacute;c mũi ti&ecirc;m.</p> <p>Đan Mạch, Na Uy v&agrave; Iceland đ&atilde; tạm dừng chương tr&igrave;nh ti&ecirc;m ph&ograve;ng bằng vắc-xin AstraZeneca. &Yacute; v&agrave; &Aacute;o dừng sử dụng một số l&ocirc; để đề ph&ograve;ng.</p> <p class="article-author cms-author">&nbsp;</p> </div>

Theo www.tienphong.vn
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top