Thêm 2.155 ca Covid-19, TP.HCM có 1.519 bệnh nhân

Theo thông tin từ Bộ Y tế, 24 tỉnh, thành phố ghi nhận thêm bệnh nhân Covid-19, trong đó có 251 ca cộng đồng.

Sáng 20/7, theo bản tin của Bộ Y tế, Việt Nam có thêm 2.154 bệnh nhân trong nước và một người nhập cảnh mắc Covid-19.

Các tỉnh, thành phố có thêm bệnh nhân là TP.HCM (1.519), Bình Dương (156), Tiền Giang (133), Đồng Nai (80), Vĩnh Long (43), Khánh Hòa (38), Bến Tre (34), Đà Nẵng (32), Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Cần Thơ (22), Phú Yên (12), Hậu Giang (10), Kiên Giang (8), Vĩnh Phúc (7), Hà Nội (6), Bình Phước (6), An Giang (6), Đồng Tháp (6), Đắk Lắk (2), Quảng Ngãi (2), Bạc Liêu (2), Lâm Đồng (2), Quảng Nam (1), Lâm Đồng (1). Trong đó, 251 ca trong cộng đồng.

Tính đến sáng ngày 20/7, Việt Nam có tổng cộng 60.180 ca mắc, trong đó 58.100 ca trong nước và 2.080 ca nhập cảnh. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch thứ 4 kể từ 27/4 đến nay là 56.530 ca, trong đó có 8.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

11/58 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới gồm Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.

Về tình hình điều trị, tổng số người khỏi bệnh là 11.047. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 118 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 18 ca.

Trong 24 giờ qua, ngành y tế đã thực hiện 64.226 xét nghiệm cho 214.746 lượt người. Từ 27/4 đến nay đã thực hiện 4.589.253 xét nghiệm cho 12.189.959 lượt người.

Ngày 19/7, thêm 21.595 người được tiêm vaccine phòng Covid-19. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.305.501, trong đó tiêm 1 mũi là 3.995.710 người, tiêm đủ 2 mũi là 309.791 người.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, vừa ban hành văn bản về việc tuân thủ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân gửi tới các sở y tế, hệ thống bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc bộ.

Theo đó, cơ quan này yêu cầu các cơ sở cung cấp đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho nhân viên y tế phù hợp với công việc, vị trí làm việc; tăng cường kiểm tra, giám sát và hỗ trợ nhân viên tuân thủ đúng quy trình sử dụng.

Các đơn vị phải sử dụng và thải bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy trình, đúng thời điểm; tuyệt đối không mang phương tiện phòng hộ cá nhân khi ăn uống, ngủ, nghỉ.

Cục cũng đề nghị các cơ sở y tế đôn đốc, giám sát người bệnh sử dụng khẩu trang y tế và thực hiện biện pháp 5K; không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho người bệnh khi nằm viện, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện.

Đồng thời, các cơ sở y tế không được đăng tải nội dung, hình ảnh nhân viên y tế sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân không đúng trên trang thông tin, mạng xã hội..

 
Theo zingnews.vn
Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Lê Anh Hưng - Trưởng phòng, Phòng Điều tra các tội phạm khác, Cục An ninh điều tra (Bộ Công an), đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top