Thay van tim có nguy hiểm không?

(khoahocdoisong.vn) - Mổ thay van hiện nay được thực hiện rất rộng rãi, với tỷ lệ rủi ro rất thấp nên người bệnh không nên quá lo lắng. Một số biến chứng có thể gặp phải là chảy máu sau thay van, nhiễm trùng, huyết khối, hẹp/hở van nhân tạo cần phải mổ thay van lại.

Hỏi: Tôi bị hẹp van động mạch chủ ở cấp độ nặng và bác sĩ yêu cầu tôi phải mổ thay van. Xin KH&ĐS cho biết, mổ thay van tim có nguy hiểm không? Việc ăn uống sau khi thay van tim cần lưu ý những gì?

Hà Đông (Hà Nội)

GS.TS Phạm Gia Khải, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam: Bệnh nhân nên thay van, đồng thời theo nguyên tắc cần dùng thuốc chống đông. Chế độ ăn như thế nào trước khi dùng thuốc chống đông thì sau khi dùng thuốc cũng ăn như vậy. Có một số thực phẩm không nên ăn như súp lơ, rau cải vì chứa nhiều vitamin K, ảnh hưởng đến thuốc chống đông kháng vitamin K. Ngoài ra, rượu, bia, thuốc lá không nên dùng.

Mổ thay van hiện nay được thực hiện rất rộng rãi, với tỷ lệ rủi ro rất thấp nên người bệnh không nên quá lo lắng. Một số biến chứng có thể gặp phải là chảy máu sau thay van, nhiễm trùng, huyết khối, hẹp/hở van nhân tạo cần phải mổ thay van lại. Tuổi thọ của van tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe hiện tại, dùng thuốc chống đông có đều không, chế độ ăn uống như thế nào… do đó không thể tiên lượng trước được.

Theo Theo KH&ĐS
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top