Thay đổi khái niệm về rác

(khoahocdoisong.vn) - Thay đổi khái niệm về rác để thấy rác không chỉ là những thứ bẩn thỉu bỏ đi mà là tài nguyên, để từ đó thay đổi thói quen, thay đổi cách chúng ta đối xử với rác.

Có bát cơm nguội, hấp vào cũng không ai ăn, đành bỏ vào cái túi để ai người ta nhặt rác có lấy về cho lợn gà, đỡ phí. Ngày xưa được tí cơm nguội thế này quý lắm. Nhà nào cũng có vại nước gạo để đổ cơm thừa canh cặn vào cho gà cho lợn.

Lâu nay hầu như không ai còn giữ thói quen ấy nữa. Lợn gà đều nuôi bằng cám công nghiệp. Thỉnh thoảng vẫn gặp những người đi xe ba gác chở mấy thùng nhựa lấy đồ ăn thừa ở các nhà hàng, quán ăn.

Chứ mỗi gia đình, đồ ăn thừa là đổ đi luôn. Đến cả cọng rau nhặt ra cũng vứt đi. Mỗi ngày một túi rác to tướng. Chỉ tính riêng Hà Nội, mấy triệu hộ là từng đấy những túi bỏ đi như thế, tiếc lắm. Giá có cách gì thu gom những đồ ăn thừa này để chăn nuôi thì tốt biết mấy.

Vừa rồi, TP HCM có quy định bắt buộc về việc phân loại rác. Đó là một bước tiến bộ, dù rác thải hữu cơ, trong đó có cọng rau, đồ ăn thừa…chắc chỉ được xử lý thành phân bón đã là may rồi. Nhưng ít ra nó cũng góp phần hình thành ở mỗi người thói quen phân loại rác.

Để thay đổi thói quen, trước hết cần thay đổi khái niệm về rác. Nếu cho rằng rác là thứ bẩn thỉu, gây ô nhiễm, chỉ đáng bỏ đi, như chúng ta vẫn nghĩ và hành xử với rác hiện nay, chỉ cần vứt ra khỏi nhà mình là xong. Còn sau đó nó đi đâu về đâu, được xử lý ra sau… không quan tâm. Thì sẽ dẫn đến tình trạng không có chỗ để chôn lấp, không đủ nguồn lực để xử lý. Rác trở thành thảm họa.

Còn nếu coi rác là một nguồn tài nguyên, có thể tái chế, có thể chế biến thành nguyên nhiên liệu, thành phân bón, thức ăn chăn nuôi… thì sẽ khác. Người ta sẽ phải học cách phân loại, phải đầu tư chất xám để nghĩ ra cách tái chế rác hiệu quả…

Một nghịch lý ai cũng thấy là trong khi nước ta phải tốn rất nhiều tiền để xử lý rác thải nhựa thì lại phải bỏ tiền để nhập nhựa phế liệu. Bởi vì đơn giản là nhựa phế liệu của ta không được thu gom đúng cách nên nhiễm bẩn, không tái chế được. Vậy là thiệt đơn thiệt kép.

Một chai nhựa nước, dùng xong thu gom lại ngay thì sẽ tái chế được. Còn nếu đã cho vào túi rác chung ở nhà, sau đó vứt vào thùng rác công cộng, lại theo xe rác đến bãi rác thì đã thành ra bẩn lắm rồi. Vậy tại sao chúng ta chưa bắt đầu phân loại rác?

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top