Thay đổi cách đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT theo hướng đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá.

<div> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/05/31/baochinhphu-vn_123.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Đa dạng h&oacute;a c&aacute;c h&igrave;nh thức kiểm tra, đ&aacute;nh gi&aacute; - Ảnh minh họa</td> </tr> </tbody> </table> <p>Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; Đ&agrave;o tạo (GD&amp;ĐT) cho biết, hiện nay Th&ocirc;ng tư số 58/2011/TT-BGDĐT c&ograve;n một số hạn chế như: Nhiều m&ocirc;n học chỉ c&oacute; h&igrave;nh thức đ&aacute;nh gi&aacute; bằng b&agrave;i kiểm tra v&agrave; cho điểm; nhiều đầu điểm; chưa tiếp cận đ&aacute;nh gi&aacute; theo định hướng ph&aacute;t triển phẩm chất v&agrave; năng lực của học sinh... Để đổi mới kiểm tra, đ&aacute;nh gi&aacute;, đa dạng h&oacute;a c&aacute;c h&igrave;nh thức đ&aacute;nh gi&aacute;; tăng cường đ&aacute;nh gi&aacute; qu&aacute; tr&igrave;nh; khen thưởng to&agrave;n diện hoặc theo từng lĩnh vực; bước đầu&nbsp;tiếp cận&nbsp;đ&aacute;nh gi&aacute;&nbsp;phẩm chất, năng lực học sinh...Bộ GD&amp;ĐT dự thảo&nbsp;Th&ocirc;ng tư sửa đổi, bổ sung một số điều của&nbsp;Th&ocirc;ng tư số <span>58/2011/TT-BGDĐT</span>. Dự thảo đề xuất một số nội dung chỉnh sửa ch&iacute;nh như sau:</p> <div>Đa dạng h&oacute;a c&aacute;c h&igrave;nh thức kiểm tra, đ&aacute;nh gi&aacute;. Hiện nay, ch&uacute; trọng kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; bằng điểm số, đ&aacute;nh gi&aacute; định lượng nhiều hơn; chủ yếu kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; bằng c&aacute;c b&agrave;i kiểm tra viết, kiểm tra hỏi đ&aacute;p (miệng). Dự thảo đề xuất đa dạng h&oacute;a c&aacute;c h&igrave;nh thức kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute;. Theo đ&oacute;, h&igrave;nh thức kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; thường xuy&ecirc;n c&oacute;: hỏi &ndash; đ&aacute;p, thuyết tr&igrave;nh, viết ngắn (tr&ecirc;n giấy hoặc tr&ecirc;n m&aacute;y t&iacute;nh), thực h&agrave;nh, sản phẩm học tập. H&igrave;nh thức kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; định k&igrave; c&oacute; b&agrave;i kiểm tra tr&ecirc;n giấy hoặc tr&ecirc;n m&aacute;y t&iacute;nh; thuyết tr&igrave;nh; thực h&agrave;nh; sản phẩm học tập.</div> <p>Dự thảo Th&ocirc;ng tư khuyến kh&iacute;ch ứng dụng c&ocirc;ng nghệ th&ocirc;ng tin (CNTT) trong kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; tr&ecirc;n m&aacute;y t&iacute;nh để tận dụng thế mạnh của CNTT, nhằm ph&aacute;t triển hoạt động kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; v&igrave; sự tiến bộ của người học, ph&aacute;t triển năng lực tự học của người học. Đặc biệt, c&oacute; ch&uacute; trọng đến hoạt động kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; th&ocirc;ng qua sản phẩm học tập của người học, qua những hoạt động thực h&agrave;nh. Khi đa dạng c&aacute;c h&igrave;nh thức kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute;, dự thảo Th&ocirc;ng tư gắn giải ph&aacute;p tổ chức thực hiện c&aacute;c loại h&igrave;nh kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; đảm bảo c&ocirc;ng khai, c&ocirc;ng bằng, minh bạch, kh&aacute;ch quan l&agrave;: &ldquo;Mỗi h&igrave;nh thức kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; phải c&oacute; hướng dẫn cụ thể v&agrave; được th&ocirc;ng b&aacute;o c&ocirc;ng khai trước khi thực hiện&rdquo;.</p> <p>Một điểm mới nữa của dự thảo l&agrave;: Thống nhất số đầu điểm đ&aacute;nh gi&aacute; thường xuy&ecirc;n v&agrave; đ&aacute;nh gi&aacute; định kỳ cho mỗi m&ocirc;n học. Với kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; thường xuy&ecirc;n, m&ocirc;n học c&oacute; từ 35 tiết trở xuống/năm học quy định 2 điểm đ&aacute;nh gi&aacute; thường xuy&ecirc;n; m&ocirc;n học c&oacute; từ tr&ecirc;n 35 tiết đến 70 tiết/năm học: 3 điểm đ&aacute;nh gi&aacute; thường xuy&ecirc;n; m&ocirc;n học c&oacute; từ tr&ecirc;n 70 tiết/năm học: 4 điểm đ&aacute;nh gi&aacute; thường xuy&ecirc;n. Với kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; định k&igrave;: mỗi m&ocirc;n học c&oacute; 1 điểm đ&aacute;nh gi&aacute; giữa kỳ v&agrave; 1 điểm đ&aacute;nh gi&aacute; cuối kỳ; kh&ocirc;ng c&ograve;n điểm 1 tiết. Tổng số đầu điểm l&agrave; giảm so với quy định hiện h&agrave;nh. M&ocirc;n nhiều nhất l&agrave; c&oacute; 6 đầu điểm.</p> <p>Đối với m&ocirc;n chuy&ecirc;n: Hiệu trưởng trường THPT chuy&ecirc;n quy định số điểm đ&aacute;nh gi&aacute; thường xuy&ecirc;n đối với m&ocirc;n chuy&ecirc;n kh&ocirc;ng vượt qu&aacute; 1,5 lần số đ&aacute;nh gi&aacute; thường xuy&ecirc;n với hệ đại tr&agrave; như đ&atilde; n&oacute;i ở tr&ecirc;n. Thời gian quy định đối với b&agrave;i kiểm tra đ&aacute;nh gi&aacute; định k&igrave; bằng điểm số theo h&igrave;nh thức b&agrave;i kiểm tra tr&ecirc;n giấy hoặc tr&ecirc;n m&aacute;y t&iacute;nh kh&ocirc;ng vượt qu&aacute; 1,5 lần thời gian quy định với hệ đại tr&agrave;&hellip;</p> <p>Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; Đ&agrave;o tạo đang lấy &yacute; kiến g&oacute;p &yacute; của nh&acirc;n d&acirc;n đối với <span>dự thảo</span> n&agrave;y tại Cổng Th&ocirc;ng tin điện tử của Bộ.</p> <p>&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo baochinhphu.vn
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top