Thắt giãn tĩnh mạch bằng cao su cứu sống bệnh nhân xơ gan Vừa rồi,

Các bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công An) đã cứu sống một bệnh nhân bị giãn vỡ tĩnh mạch thực quản độ 3 bằng cách thắt vòng cao su. Theo các chuyên gia, đây là một trong những trường hợp hay gặp do biến chứng của bệnh nhân xơ gan.

Xơ gan nguy hiểm

Từ vỡ giãn mạch chỉ còn vết loét nhỏ

Anh Nguyễn Văn Hưng (Hà Nội) vào viện cấp cứu trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, đi ngoài phân đen và nôn ra máu. Khi thăm khám gia đình cho biết anh đã bị bệnh xơ gan và đi khám nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Trước đó bị xuất huyết tái đi tái lại một vài lần. Khi tình trạng huyết học ổn định bác sĩ tiến hànhnội soi cấp cứu và chẩn đoán bệnh nhân Hưng bị vỡ giãn tĩnh mạch thực quản độ 3. Ngay lập tức, ekip trực đã tiến hành thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su.

Chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng bệnh nhân ổn định dần và được dùng các thuốc chuyên khoa như thuốc cầm máu, bù dịch bù máu, điều trị theo nguyên nhân. Đến nay, sau khoảng 10 ngày điều trị, nội soi lại cho thấy tĩnh mạch thực quản xẹp đi, chỉ để lại ổ loét đã cầm máu. Bệnh nhân được cho ra viện với thuốc điều trị củng cố tại nhà bằng thuốc trợ gan, giảm áp tĩnh mạch cửa… Một tháng sau nội soi lại, nếu còn tình trạng giãn mạch sẽ tiếp tục được chỉ định thắt mạch bằng vòng cao su tiếp.

Theo ThS.BS Đoàn Thị Phương Thảo, Khoa Nội tiêu hóa, bệnh biện 198, xơ gan có hai mức độ là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Xơ gan mất bù có hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Trong hội chứng này có giãn tĩnh mạch thực quản. Nếu mạch bị giãn to sẽ gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Hay nói cách khác, giãn tĩnh mạch thực quản là một trong những biến chứng sẽ có ở bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối. Bởi bình thường máu sẽ được truyền từ tĩnh mạch cửa đi lên gan. Khi gan bị xơ, các dãi xơ ngăn cản dòng máu từ tĩnh mạch cửa lên tĩnh mạch gan chung dẫn đến làm tăng áp lực mạch máu phía dưới. Lúc này, máu sẽ được truyền theo đường khác, trong đó có tĩnh mạch thực quản.

Khác với trước phải cầm cự cho bệnh nhân thì hiện nay Bệnh viện 198 có một phòng nội soi với các bác sĩ trực 24/24 nên đã nhanh chóng phát hiện và điều trị nhanh chóng, cứu bệnh nhân thoát những nguy kịch.

Nội soi dạ dày phòng ngừa xuất huyết

Cũng theo ThS.BS Đoàn Thị Phương Thảo, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thực quản, trong đó có phương pháp nội khoa bằng thuốc chẹn beta nhằm giảm áp lực tĩnh mạch và thắt bằng vòng cao su.

Đối với phương pháp thắt vòng cao su sẽ có hai ưu điểm là cầm máu tức thời cho bệnh nhân. Thứ hai là phòng ngừa tái xuất huyết. Đối với giãn tĩnh mạch thực quản có ba cấp độ. Đến độ 2 và 3 đã có chỉ định thắt tĩnh mạch. Ở độ 2 dù chưa có biến chứng chảy máu nhưng vẫn thắt để phòng chảy máu sau này.

Để biết và phòng ngừa bệnh này, ThS.BS Phương Thảo cho hay, trên thực tế bệnh nhân xơ gan, nhất là do rượu chỉ vào viện khi có các biến chứng. Vì thế thay vì “ngoan cố” cần thăm khám định kỳ nhằm kìm hãm tiến trình xơ gan. Đồng thời, các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm tầm soát thể hiện chức năng gan như xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng xem hình thái gan, nội soi dạ dày thực quản nếu có nghi ngờ xơ gan giai đoạn mất bù…

“Tất cả các bệnh nhân vào viện và có bệnh lý về gan đều được nội soi dạ dày. Đây là xét nghiệm thường quy để sàng lọc, tiên lượng cho bệnh nhân. Khi có dấu hiệu nguy cơ, chảy máu phải phòng trước. Vì thế, bệnh nhân xơ gan cần chủ động phòng tránh nguy cơ cho mình bằng cách thăm khám định kỳ”, ThS.BS Đoàn Thị Phương Thảo nói.

Hà Linh

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top