Thập bát thức: Thuật trường sinh khi thức dậy

(khoahocdoisong.vn) - Mỗi khi thức dậy, hãy áp dụng thập bát thức trong thuật trường sinh – đó là diệu phương thần dược (đặc biệt cần thiết cho người cao tuổi) để giữ sức khỏe và giữ mãi nét thanh xuân.

Mỗi buổi bình minh thức dậy, đừng vội bước xuống sàn, mà hãy thực hiện bài vận động với 18 động tác ngay tại giường lần lượt như sau:

Chải tóc.

Chải tóc.

1 - Chải tóc: Lấy 10 ngón tay làm lược chải tóc từ phía trước về phía sau, rồi lùa các ngón tay vào tóc, nắm bàn tay lại, tóc sẽ được nhóm lên, khí huyết phần đầu được lưu thông, khiến các khí CO2 còn lưu bám ở chân tóc được giải phóng, tránh dược chứng đau đầu. Thực hiện nhóm chân tóc 9 lần.

Xoa mắt.

Xoa mắt.

2 - Xoa mắt: Lấy các ngón tay vuốt mắt từ đầu mắt ra phía ngoài, nếu vuốt từ phía ngoài vào thì dao mắt sẽ nhanh bị nhăn nhúm như chân chim. Vuốt 9 lần.

Vuốt mũi.

Vuốt mũi.

3 - Vuốt mũi: Vuốt sống mũi và day 2 huyệt “nghinh hương” 9 lần tại huyệt ở 2 bên cánh mũi thì sự thở được lưu thông dễ dàng, và có thể giúp khứu giác phục hồi rất vi diệu, ngửi được cả mùi hoa sen, hoa hồng…

Xoa mặt.

Xoa mặt.

4 - Xoa mặt: Xoa 2 bàn tay cho nóng (lúc này da tay sinh ra điện sinh học),  rồi xoa lên mặt, vuốt từ dưới cằm lên trên trán, day huyệt nhân trung, vuốt da mặt từ trong ra ngoài 9 lần. Nếu vuốt từ trên xuống thí da mặt bị chảy sệ, vuốt từ ngoài vào trong thì da bị nhăm nhúm.

Vuốt tai.

Vuốt tai.

5 - Vuốt tai: Vuốt dái tai và day 2 huyệt ở 2 bên mang tai 9 lần. Úp bàn tay bào tai, rồi lấy ngón trỏ và ngón giữa bật vào đầu để đánh trống tai, làm như vậy chống ù tai.

Vuốt cổ và gáy.

Vuốt cổ và gáy.

6 - Vuốt cổ + gáy: Vuốt cổ và xoa gáy 9 lần. Động tác này có tác dụng chống ho và xoa tan ám  khí bám ở gáy.

Chuyển động cơ mặt.

Chuyển động cơ mặt.

7 - Chuyển động cơ mặt: Quay Cho quai hàm dưới chuyển động theo chiều kim đồng hồ 9 lần sau đó chuyển động ngược lại 9 lần, khi chuyển động mạnh quai hàm thì kéo theo chuyển động cơ mặt.

Thở bụng.

Thở bụng.

8 - Thở bụng: Hít vào thật sâu bằng mũi giữ nguyên 10 giây, sau đó thở ra bằng miệng, khi hít vào thì bụng phình lên, khi thở ra thì ép bụng cho nhỏ lại. Thở 3 thì là hít lần thứ nhất thấy căng thì dừng lại, chờ 10 giấy lại hít vào tiếp lần 2, thấy căng thì dừng lại, sau 10 giây lại hít tiếp vào lần 3, thấy căng thì dừng lại 10 giây, sau đó mới thở ra lần 1 thấy hết hơi thì dừng lại 10 giấy, lại thở ra tiếp lần 2 thấy hết hơi thì dừng lại 10 giấy, lại thở ra tiếp lần 3 lần. Đó mới xong 1 chu trình “thở 3 thì”. Thực hiện liên tục 9 chu trình, mỗi chu trình hít vào liên tục 3 lần và thở ra liên tục 3 lần. Khi hít vào thì tay dang ra 2 bên để tăng dũng tích của phổi, khi thở ra thì ép 2 tay vào để ép hết khí trong lồng ngực ra.

Đạp xe.

Đạp xe.

9 - Đạp xe: Tập chân bằng cách nằm ngửa “đạp xe đạp”, tưởng tượng đang đạp xe (đạp lên không trung) đạp bao nhiêu lần tùy ý, có thể bình quân từ 200 - 300 vòng chân quân.

Tập lườn.

Tập lườn.

10. Tập lườn: Vắt chân trái sang bên phải 9 lần, sau đó vắt chân phải qua bên trái 9 lần.

Tập tay.

Tập tay.

11. -Tập tay: Lòng bàn tay hướng ra phia ngoài, rồi vắt chéo tay để úp chặt 2 lòng bàn tay vào nhau, tay phải đặt trên tay trái rồi vòng lại xuống dưới và ngược trở lên, làm liên tục 9 lần, sau đó lại đổi thế tay trái đặt trên tay phải…

Tập bụng.

Tập bụng.

12 - Tập bụng: Ngồi dậy, dang rộng 2 chân rộng bằng vai, duỗi thẳng, rồi gặp bụng sao cho ngón tay có thể chạm được ngón chân. Gập bụng liên tục 9 lần.

Ngoáy cổ đảo mắt.

Ngoáy cổ đảo mắt.

13 - Ngoáy cổ đảo mắt: Nhìn thẳng vào một điểm và ngoáy cổ theo chiều kim đồng hồ 9 lần, sau đó ngoáy cổ theo ngược chiều đồng hồ 9 lần, trong khi ngoáy cổ thì mắt vẫn luôn nhìn vào 1 điểm cố định.

Tập chống đẩy.

Tập chống đẩy.

14 - Tập chống đẩy trên giường: Lấy cái gối đủ dài (gối ôm chẳng hạn) để kê tay cho cao hơn mặt giường, rồi chống đẩy 9 nhịp hoặc 18 nhịp, 27 nhịp… tùy theo sức chịu đựng của tay.

Đi bộ bằng ngón chân.

Đi bộ bằng ngón chân.

15 - Đi bộ bằng mũi ngón chân: Sau khi làm 14 động tác trên giường, ta mới đặt 2 chân xuống sàn, đứng lên từ từ rồi đi nhẹ nhàng trong phòng để chuẩn bị đi bộ. Đang ngồi lâu không nên đứng lên đột ngột, sẽ bị chóng mặt, thậm chí bị choáng bởi máu chưa kịp đưa lên não do quán tính. Đi bộ buổi sáng là rất tốt, đặc biệt là đi bằng mũi ngón chân (như kiểu múa ba lê). Đi bằng mũi ngón chân không những chữa được bệnh trĩ, mà còn khắc phục được chứng bệnh của tuổi già ‘trên bảo dưới không nghe”.

Đạt ma chân kinh.

Đạt ma chân kinh.

16 - Tập Đạt Ma Dịch Cân kinh (vẫy tay): có thể vẫy tay bao nhiêu nhịp tùy ý, những ít ra cũng nên từ 90 nhịp, 180 nhịp…

Đứng 1 chân.

Đứng 1 chân.

17 - Đứng 1 chân: Chắp hai tay, chân trái đặt lên đầu gối chân phải, lúc đầu mở mắt cho quen, sau khi đứng vững thì nhắm mắt lại, đứng càng lâu càng tốt. Sau đó đổi chân. Đây là bài tập thăng bằng cho hệ thần kinh,  người nào đứng được 1 phút thì rất tốt.

Tập phục hồi trí nhớ.

Tập phục hồi trí nhớ.

18 - Tập phục hồi trí nhớ: Sau khi tập được 17 động tác, thì ngồi thư dãn, thở điều hòa và đếm ngược, ta có thể đếm từ 1.000 trở xuống, lúc đầu đếm chậm, sau đếm nhanh dần mà không bị lẫn, đó là bài tập phục hồi trí nhớ rất hữu hiệu.

TS Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng - UIA)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top