Thảo dược trị đau răng

(khoahocdoisong.vn) - Dân gian có câu: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì đau răng”. Đau răng là một căn bệnh khiến người ta khó chịu.

Khi bị đau có thể dùng ngay các thảo dược trong nhà như: gừng, tỏi, chanh, hành tây, hạt tiêu... để chữa trị cũng rất nhiều quả.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau răng, ngoài sâu răng, còn có viêm chân răng. Viêm  chân răng cũng là do sự tích tụ của cao răng (vôi răng ) gây nên. Khi bệnh nặng hơn thì viêm nướu cũng nặng hơn và có khả năng dẫn đến rụng răng. Vì vậy, cần đi khám tìm nguyên nhân và để trị liệu triệt để. Ngoài ra có thể dùng các thảo dược sau để giảm đau:

- Tỏi đem nghiền nát, trộn thêm ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát khuẩn nên sẽ giúp trị lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.

- Giã nát gừng và đắp lên răng. Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.

- Lấy một trái chanh trong tủ lạnh, cắt thành lát và cắn vào cũng có tác dụng tạm thời giảm cơn đau. Nước chanh có thể massage cho răng và nướu nên sẽ làm dịu các cơn đau. Hơn nữa, chanh cũng tính axit cũng có thể kháng khuẩn.

- Nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.

- Lấy một cụm hoa cúc vàng rửa sạch, đặt trực tiếp vào chỗ răng bị đau, cắn nhẹ dần dần. Sau vài phút, cơn đau nhức dịu dần. Có thể lấy cụm hoa phơi khô, giã nhỏ, rồi ngâm vào rượu trắng trong vài giờ (để càng lâu càng tốt). Khi dùng, nhấp một ít rượu thuốc này, ngậm vào chỗ đau, không nuốt. Ngày làm 2 – 3 lần.

- Dùng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.

- Dùng một ít tiêu đen và vài lá húng quế đã rửa sạch với liều lượng bằng nhau, nghiền thành chất bột sệt. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên vùng răng bị đau sẽ giúp giảm đau.

- Nóng và lạnh: Hai trạng thái này có tác dụng rất tích cực trong việc hạn chế cơn đau. Lấy một ít đá viên bọc vào khăn mỏng và chườm lên chỗ đau. Sự tê buốt xuất hiện sẽ cảm thấy đỡ đau phần nào. Cũng có thể dùng túi trà lọc nóng, vắt bớt nước và cắn vào nó. Đơn giản hơn là uống một ly trà gừng thật nóng hay ăn một ly kem thật lạnh.

- Nước muối: Khi cơn đau bùng phát, nên lấy một ly nước ấm, cho muối vào hòa tan và súc miệng liên tục. Nên súc thật mạnh, trong trường hợp quá đau không thể sùng sục, có thể ngậm trong miệng, khi nước bọt chảy ra sẽ thấy giảm được phần nào cơn đau.

Lương y Hoàng Duy Anh (Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top