Thanh toán điện tử không dùng tiền mặt khi khám chữa bệnh

(khoahocdoisong.vn) - Ngày 20/9/2019, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành y tế tại Hà Nội và 62 điểm cầu tại UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiện nay, việc thanh toán viện phí tại các bệnh viện ở nước ta hầu hết là thu tiền mặt. Theo Bộ Y tế, với hình thức thanh toán này, người dân phải mất thời gian thực hiện tới 4 lần xếp hàng chờ thanh toán tại bệnh viện. Hiện cả nước có hơn 30 chục ngàn cơ sở khám chữa bệnh và hơn

30 chục ngàn nhà thuốc. Thời gian xếp hàng thanh toán viện phí, thanh toán tiền thuốc luôn là vấn đề bức xúc đối với bệnh nhân và thân nhân. Một số bệnh viện cũng đã áp dụng triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt nhưng chưa đạt được hiệu quả cao do chưa có tính đồng bộ, giải pháp thanh toán còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của người dân.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt có nhiều lợi ích như an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian hơn thanh toán tiền mặt... Tuy nhiên thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập như người dân đến khám chữa bệnh vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng thẻ, các ứng dụng di động để thanh toán. 

Hiện nay, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ thanh toán điện tử; chưa có nhiều giải pháp thanh toán viện phí cho các cơ sở y tế tại vùng sâu, vùng xa, miền núi; nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích, ý nghĩa thanh toán không dùng tiền mặt của bệnh viện nên tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt hiện còn thấp; kết nối giữa phần mềm ngân hàng, các trung gian thanh toán với hệ thống thông tin bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn; phí thanh toán các giao dịch không dùng tiền mặt còn cao và bệnh viện chưa có các cơ chế chi trả phí.

Nhận thức rõ lợi ích của thanh toán điện tử, Bộ Y tế triển khai kế hoạch đẩy nhanh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với thanh toán viện phí và học phí mang đến mục tiêu cuối cùng là sự hài lòng của người bệnh.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top