Thanh ngâm chữa tiểu tiện ra máu

Theo Đông y, Thanh ngâm có vị đắng, tính mát, vào kinh can và tâm, có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, cầm máu, giúp tiêu hóa, giải độc, dùng để lợi tiểu, chữa đau bụng, bổ máu…

Thanh ngâm (thằm ngăm đất, mật đất, sản đắng, địa đờm thảo…), tên khoa học là Picria felterrae Lour, thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Đây là cây thảo nhỏ, cao 20 – 30 cm, thân có cạnh, phân nhiều nhánh, thường đâm rễ ở các mấu dưới.

Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc hình trứng, dài 3 – 5 cm, rộng 2 – 3 cm, tròn ở gốc, hơi nhọn ở đầu, mép có khía răng đều, gân phụ 4 – 5 cặp, có lông mịn; cuống lá đôi khi hơi có cành.

Cụm hoa mọc chùm ở đầu cành, mang 5 – 6 hoa màu trắng; tràng có hai môi, môi trên nguyên, môi dưới dài hơn, chia 3 thùy nông, thùy giữa lớn hơn hai thùy bên. Quả nang hình trứng dẹt, có mũi nhọn ngắn, nằm trong đài tồn tại hình giống con hến. Hạt màu vàng, ra hoa quanh năm.

Cây Thanh ngâm

Theo Đông y, Thanh ngâm có vị đắng, tính mát, vào kinh can và tâm, có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, cầm máu, giúp tiêu hóa, giải độc. Liều dùng 8 – 12g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Toàn cây có tác dụng chữa sốt, sốt rét, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, điều kinh; trị vô kinh, đau bụng và đau thắt lưng. Lá có vị đắng nên được dùng khai vị, giúp tiêu hóa.

Cây Thanh ngâm được sử dụng rộng rãi ở châu Á. Ở Malaysia, nước sắc của cây dùng chữa đau dạ dày, bệnh gan, chứng buồn nôn. Ở Indonesia, lá giã đắp chữa ngứa, vết thương và các bệnh ngoài da; nước hãm của Thanh ngâm kết hợp với rau má để chữa ho gà. Một dược sĩ ở Lào dùng cây Thanh ngâm làm thuốc bổ gan, chữa dị ứng và bệnh đái tháo đường. Ở Ấn Độ, dùng chữa phù, sốt cách hồi, đau lưng, đau bụng, vô kinh…

Chữa tiểu tiện ra máu: Cây Thanh ngâm một nắm, sắc uống.

Bổ máu cho phụ nữ sau sinh: Thanh ngâm 10g, sâm đại hành 10g, nghệ vàng 20g. Hai vị làm khô, tán bột, uống trong ngày với nước sắc của cây Thanh ngâm. Dùng 7 – 10 ngày.

Giúp tiêu hóa: Thanh ngâm sao cho thơm 100g, rượu trắng 1 lít, mật ong 200g. Ngâm 2 tuần, ngày uống 20 – 30ml trước bữa ăn để khai vị và giúp tiêu hóa.

PGS.TSKH Trần Công Khánh

(Giám đốc Trung  tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top