Thanh Hóa: 78 hồ chứa không bảo đảm an toàn trước mùa mưa lũ

(khoahocdoisong.vn) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, tại địa phương có 3 hồ chứa bị sự cố nứt đập đất trên địa bàn huyện Như Thanh và 78 hồ chứa bị hư hỏng, mất an toàn trước mùa mưa lũ năm 2020.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa vừa có chỉ đạo về việc chủ động đảm bảo an toàn hệ thống công trình thủy lợi, đê điều, hồ đập và các khu vực có thể xảy ra ngập, úng trước tình hình mưa, lũ đang có diễn biến phức tạp.

Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa yêu cầu, đối với các hồ chứa đang đầy nước, hồ chứa xung yếu, hồ chứa đang thi công cần rà soát, bổ sung đầy đủ vật tư phòng, chống lụt bão cho từng công trình theo phương án ứng phó thiên tai.

Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa yêu cầu, đối với các hồ chứa đang đầy nước, hồ chứa xung yếu, hồ chứa đang thi công cần rà soát, bổ sung đầy đủ vật tư phòng, chống lụt bão cho từng công trình theo phương án ứng phó thiên tai.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, tại Thanh Hóa đã xảy ra 19 sự cố về công trình đê điều (13 sự cố nứt dọc mặt đê, 1 sự cố sạt lở mái đê phía sông, 5 sự cố về cống), 3 sự cố về hồ chứa. Đặc biệt, do ảnh hưởng của bão số 7, 8 và hoàn lưu sau bão, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 200 - 300mm, có 502/610 hồ tích đầy nước; hầu hết các công trình đê điều, hồ đập đang trong trạng thái bão hòa, tăng nguy cơ mất ổn định, dễ gây ra các sự cố công trình như sụt lún, sạt trượt,..

Để đảm bảo an toàn công trình đê điều, thủy lợi, hồ đập, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo lực lượng công an huyện tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng các phương tiện quá tải trọng hoạt động trên các tuyến đê.

Đối với các tuyến đê đang xảy ra sự cố, căn cứ quy mô, mức độ sự cố để chủ động cắm biển cấm các loại xe cơ giới đi lại trên đê. Đồng thời, kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện… để hộ đê, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.

Đối với các hồ chứa đang đầy nước, hồ chứa xung yếu, hồ chứa đang thi công cần rà soát, bổ sung đầy đủ vật tư phòng, chống lụt bão cho từng công trình theo phương án ứng phó thiên tai, tình huống khẩn cấp được phê duyệt; có phương án mở rộng tràn xả lũ khi cần thiết (đối với tràn xả lũ là tràn đất); chuẩn bị bạt để phủ mặt và mái thượng, hạ lưu đập, chuẩn bị bao tải, đất để đắp chống tràn nước qua mặt đập theo phương châm “4 tại chỗ”.

Đặc biệt quan tâm 3 hồ chứa bị sự cố nứt đập đất trên địa bàn huyện Như Thanh (gồm các hồ: Sông Mực, Làng Hợi và Trường Sơn); 78 hồ chứa bị hư hỏng, mất an toàn trước mùa mưa lũ năm 2020...

Theo Đời sống
Đắk Lắk xác minh xe có dấu hiệu quá tải

Đắk Lắk xác minh xe có dấu hiệu quá tải

Ngày 21/03, Chỉ huy Đội CSGT Công an TP Buôn Ma Thuột cho biết đang xác minh, xử lý các phương tiện vi phạm sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí. Đồng thời sẽ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát để kiểm tra, xử lý.
"Bát nháo" khai thác cát trên sông Krông Ana

"Bát nháo" khai thác cát trên sông Krông Ana

Sạt lở nghiêm trọng hai bên bờ sông, tàu hết đăng kiểm vẫn hoạt động, xe chở cát có dấu hiệu "né" qua trạm cân,… là những nguyên nhân gây ra tình trạng "bát nháo" trong khai thác khoáng sản trên sông Krông Ana, Đắk Lắk.
back to top