“Thăng Long tứ trấn” – Di tích Quốc gia đặc biệt về văn hóa, lịch sử

“Thăng Long Tứ trấn” là 4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg xếp hạng Thăng Long Tứ trấn là Di tích Quốc gia đặc biệt, có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, kiến trúc...
tu-tran..jpg

Trấn giữ bốn phương huyết mạch

Theo cuốn “Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ” của tác giả Đặng Xuân Khanh, Thăng Long Tứ trấn gồm: Đông trấn Hàng Buồm Bạch Mã đại vương từ, Tây trấn Thủ Lệ Linh Lang đại vương từ, Nam trấn Kim Liên Cao Sơn đại vương từ, Bắc trấn Tây Hồ Trấn Vũ đại đế từ.

Tiến sĩ Nguyễn Doãn Minh, Quyền Trưởng phòng Nghiên cứu Lịch sử Văn hóa thuộc Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho rằng, tứ trấn có thể bắt nguồn từ quan niệm về số 4 – biểu trưng cho những điều tốt đẹp của người Việt. Trong văn hóa tín ngưỡng, người Việt thờ Tứ bất tử (4 vị thánh), Tứ phủ (4 Mẫu - bà chúa cai quản 4 vùng), Tứ Pháp (4 vị thần: mây, mưa, sấm, chớp), An Nam tứ đại khí (4 bảo vật pháp khí của nhà Phật)...

kim-lien.jpg
Đền Kim Liên đón nhận Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt.

Theo đó, tứ trấn thờ bốn vị thần trấn giữ bốn phương huyết mạch của kinh thành Thăng Long, với ý nghĩa bảo vệ sự bình yên cho Kinh đô Thăng Long - Thủ đô Hà Nội. Tiến sĩ Nguyễn Doãn Minh cho rằng, đây là một sự “sáng tạo truyền thống” của các nho sĩ thời phong kiến nhằm nhắc nhớ, khơi dậy niềm kiêu hãnh, tự hào về một kinh thành Thăng Long có tứ trấn bảo vệ.

4 ngôi đền không chỉ là biểu tượng của đời sống văn hóa tâm linh người Hà Nội mà còn mang ý nghĩa gửi gắm niềm tin thiêng liêng về sự trấn giữ, ngăn chặn thiên tai, địch họa... giúp cho cuộc sống của người dân được yên ổn. Sâu xa hơn thì sự yên ổn trường tồn thịnh vượng của Kinh đô Thăng Long, chính là sự trường tồn thịnh vượng của quốc gia Đại Việt.

Theo Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam Nguyễn Quang Ngọc, việc Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ trấn là sự ghi nhận, tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn của cụm di tích, góp phần tạo nên mảnh đất ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội.

Trải qua hơn ngàn năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm cũng như nhiều đợt trùng tu, tôn tạo lớn nhỏ, những giá trị văn hóa tâm linh, kiến trúc nghệ thuật, Thăng Long tứ trấn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, đang phát huy những giá trị trong đời sống đương đại.

Việc Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt sẽ góp phần bảo tồn và phát huy hiệu quả những giá trị lịch sử, văn hóa của Thăng Long tứ trấn.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, Hà Nội sẽ sớm xây dựng đề án tổng thể về phát huy giá trị di tích quy hoạch tổng thể các di tích, trong đó có Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long tứ trấn. Hà Nội đang huy động sáng kiến, giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn thành phố thời gian qua, tập trung triển khai có hiệu quả.

Những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc

Tìm hiểu về “Tứ trấn Hà Nội”, người ta không khỏi ngạc nhiên bởi vẻ đẹp của những di tích từ lịch sử ra đời gắn với những điển tích, thần thoại, đến lối kiến trúc cổ kính nhưng vẫn không kém phần lộng lẫy đã được tôn tạo, giữ gìn giữa lòng Hà Nội. theo các nhà sử học, Tứ trấn Hà Nội ra đời từ rất sớm, gắn với việc ra đời của kinh đô Thăng Long.

bach-ma-c.jpg
Đền Bạch Mã. - Đông trấn.

GS. Lê Văn Lan nhận định, trong 4 đền của Thăng Long tứ trấn, Đông trấn - Bạch Mã là ngôi đền cổ nhất của Hà Nội. Niên đại khởi dựng từ năm 866, có nghĩa đến nay ngôi đền đã có 1.156 năm tuổi.

Gắn liền với di tích đền Bạch Mã trước đây có lễ hội Nghênh Xuân, vừa mang tính cung đình, vừa mang tính dân gian đặc sắc, có nguồn gốc từ thời Lý, được tổ chức vào mùa xuân hàng năm, mang đậm dấu ấn của văn hóa nông nghiệp.

Hình ảnh ngựa trắng được thờ bên trong đền từ lâu đã trở thành biểu tượng rất linh thiêng của ngôi đền, được dân chúng bao đời tôn sùng, kính phục. Bên trong đền còn là nơi lưu giữ nhiều di vật cổ có giá trị cùng nhiều kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là hình ảnh 15 tấm văn bia ghi lại những điển tích, thần thoại trong việc xây dựng đền, những nghi lễ cúng thần và các lần trùng tu tôn tạo lại đền rất chi tiết.

voi-phuc-cong(1).jpg
Tượng Voi trước Tây trấn - Đền Voi phục.

Tây Trấn - Đền Voi Phục được xây dựng năm 1065 trên một khu gò đất cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ, là nơi thờ Hoàng tử Linh Lang con vua Lý Thái Tông và bà phi thứ chín Dương Thị Quang. Đây là ngôi chùa linh nghiêm, uy nghi nằm giữa những tán cây cổ thụ sừng sững rất đẹp. Đền có tên Voi Phục vì phía trước đền có hai chú voi quỳ gối. Tương truyền khi hoàng tử Linh Lang đi đánh giặc thì có chú voi quỳ phục đưa hoàng tử lên trên vành voi để ra trận.

Nam Trấn - Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn đại vương-người đã có công giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê và được nhà vua lập đền thờ để tương nhớ. Đến được khởi dựng khoảng đầu thế kỉ 17 thời vua Lý Thái Tổ. Chùa có kiến trúc của tam quan rất đặc biệt, được chạm khắc hết sức tinh xảo với nhiều lớp hình tứ linh đẹp đẽ.

den-kim-lien-2.jpg
Nam Trấn - Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn đại vương.

Trong đền còn có tấm bia đá đen “Cao Sơn Đại vương Thần từ Bi minh” ghi lại công lao của thần Cao Sơn trong việc ngầm giúp vua dành lại ngai vàng từ tay ngoại thích và hệ thống 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, đây chính là di vật quan trọng nhất tại đền Kim Liên mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Bắc Trấn: Đền Quán Thánh là một ngôi đền mang nét kiến trúc khá đẹp, độc đáo, trên đường Thanh Niên, nhìn ra hồ Tây (nơi xa xưa được dân gian cho rằng có nhiều thủy quái và yêu quái). Đền được xây dựng vào năm 1010 dưới triều vua Lý Thái Tổ, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ - vị thần có công diệt trừ yêu quái.

tuong-huyen-thien-tran-vu.jpg
Pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ.

Trong đền hiện thờ một pho tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ nặng 4 tấn, cao khoảng 3,96 mét, mặt vuông, râu dài, mắt nhìn thẳng về phía trước, tóc xõa, đầu không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên một tảng đá lớn, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng vị rùa.

Theo giới chuyên môn, pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ không chỉ có giá trị tâm linh mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo về nghệ thuật đúc đồng và sự tài hoa của những người nghệ nhân Việt Nam ba thế kỷ trước.

Ngoài pho tượng đồng nổi tiếng trên, đền Quán Thánh còn có những đồ vật bằng đồng rất lớn khác: Chiếc khánh đồng từ thời Tây Sơn được đúc vào thế kỷ thứ XVII - XVIII, đôi đèn bằng đồng chạm trổ rất cầu kỳ, cùng vạc đồng, lư hương đồng… có giá trị to lớn về văn hóa và lịch sử.

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top