Thận tàng tinh - biết dưỡng thì khỏe

(khoahocdoisong.vn) - “Tinh” là tinh chất của đồ ăn thức uống, khi người ta ăn uống vào vị (dạ dày), dạ dày nhờ vị khí làm chín nhừ thức ăn, thức ăn được truyền tống xuống tiểu tràng, tiểu tràng thanh trọc hóa thành chất dinh dưỡng, chất này được nạp vào tỳ (tụy), tỳ hóa thành khí, nạp vào thận gọi là tinh. Cho nên trong Đông y có câu “Thận tàng tinh”.

Nguồn khí dồi dào đỏ da thắm thịt

Khi tinh được chứa ở thận lại biến hóa thành hai thứ khí, đó là chính khí và nguyên khí. Chính khí được đưa lên phế (phổi) thở ra hòa lẫn với khí trời, rồi lại hít vào, chứa ở phế và biến thành tông khí. Khí chứa ở phế được gọi là đại khí. Từ đại khí được chế hóa thành dinh khí và vệ khí. Dinh khí đi trong huyết quản dẫn huyết đi nuôi cơ thể. Vệ khí ở trong tế bào, cơ bắp, da lông để bảo vệ cơ thể. Nguyên khí ở lại thận để sinh ra huyết, sinh ra xương, tủy, sinh ra nòi giống. Cho nên trong cơ thể người có tỳ vị tốt, thận thủy, thận hỏa mạnh thì sinh ra và tàng bế được nhiều tinh, giúp cho nguồn khí được dồi dào. Người có nguồn khí dồi dào thì đỏ da thắm thịt, sức khỏe cường tráng.

Trong cơ thể khí có 2 dạng vô hình và hữu hình, phần chính khí là thuộc dạng vô hình, còn phần khí nói ở mục này là khí hữu hình, phần này hằng ngày sinh ra tinh trùng và tinh dịch, nếu là nữ thì sinh ra trứng. Sinh ra tủy để nuôi xương và nuôi não. Nếu không giao hợp thoát ra ngoài, lại được thận chế hóa thành khí vô hình để nuôi dưỡng cơ thể. Ở tuổi trưởng thành, khi tinh trùng đã trưởng thành thì bắt buộc phải giao hợp để tinh trùng thoát ra ngoài. Cho nên người không quá ham muốn sắc dục thì khí được nuôi dưỡng thêm. Trong Đông y có câu “Dưỡng khí” là cái lẽ ấy.

Trong y học phương Đông, tâm tàng thần, thận tàng tinh, can (gan) tàng hồn, phế tàng khí… Thần chỉ huy mọi việc, cả nội nhân và ngoại nhân. Người xưa thường nói bị tâm thần có nghĩa là thần ở trong tâm không yên, bị rối loạn. Khi thần bị rối loạn thì không làm chủ được mọi việc, rối loạn về trí nhớ, công việc. Tâm luôn được khí, huyết của thận và can nuôi dưỡng, bảo vệ. Khi khí huyết trong cơ thể dồi dào thì thần minh mẫn. Tâm làm việc nhịp nhàng, khí huyết lưu thông đầy đủ, tinh thần hưng phấn, sáng suốt, trí tuệ thông minh. Người thượng cổ cho rằng: Bậc chân nhân là bậc hiền tài, có đủ chân, thiện, mỹ, thông qua sự tu luyện, cho nên họ làm chủ được bản thân, điều hòa được âm dương, biết cách thở hít tinh khí của trời đất thuận với bốn mùa, xa lánh những điều trần tục, để chứa tinh giữ thần, làm da thịt không khi nào thay đổi, nên mới sống cùng trời đất vô tận, vượt cả số mệnh trời cho.

Thanh tâm quả dục

Thanh tâm là cuộc sống luôn luôn giản dị, thanh khiết, sống với DƯƠNG mưu, không sống trong ÂM mưu. DƯƠNG mưu là quang minh chính đại, sống có bản lĩnh, công việc có kế hoạch, giờ nào việc ấy, làm việc có giờ giấc, không tham quyền cố vị, biết người biết ta, để công việc trọn vẹn, không xa hoa lãng phí, không tham ô lấy của công làm của tư. ÂM mưu là đen tối, sống không quang minh chính đại, hay nghi  kỵ, cá nhân ích kỷ, luôn nghĩ ra những việc đen tối để đưa lợi ích về mình, dù việc đó có hại cho mọi người, cho công việc chung, nhưng vẫn cố làm vì lợi ích cá nhân. Hoặc lập mưu để hại người khác…

Quả dục sống không ham muốn quá độ, không có lòng tham vô đáy, dục vọng luôn trổi dậy trong người, tính ác nhiều hơn tính thiện, luôn nghĩ đến điều xấu để hại người, ăn uống tham lam, sắc dục bừa bãi. Người xưa cho rằng: “Ba của quý của con người là tinh, khí, thần, nếu tàng được tinh, giữ được khí, tồn được thần thì không lo gì sức khỏe. Ngoài ra, còn phải giữ được chân (chân tính) thì trăm bệnh không thể sinh ra”.

TTND.BS cao cấp Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch T.Ư Hội Đông y Việt Nam) 

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top