Thận âm hư ở phụ nữ tiền mãn kinh

Thận là gốc của tiên thiên”. Khi thận tổn hại sẽ ảnh hưởng đến các tạng khác và ngược lại. Vì vậy gốc bệnh là tại thận. Ngoài ra bệnh thường có liên quan đến tâm, can tỳ…  Thận âm hư ở phụ nữ tiền mãn kinh có nhiều biểu hiện.

Thận âm hư ở phụ nữ tiền mãn kinh (ảnh minh họa).

Phụ nữ trước và sau 49 tuổi thận khí dần dần suy yếu. Thiên quý cũng dần dần cạn kiệt, hai mạch xung nhâm cũng dần dần hư suy. Tại thời điểm chuyển giao này trước ảnh hưởng của hoàn cảnh nội ngoại, ví dụ bẩm tố người bệnh là âm hư hoặc dương hư hoặc những người tính tình hay ức chế, hoặc gia đình xã hội thay đổi, đều dễ làm thận âm thận dương không được điều đạt mà sinh bệnh.

Tinh và huyết ít bì phu thất đưỡng huyết táo sinh phong gây bì phu ngứa. Thận hư thiên quý cạn kiệt làm xung nhâm thất điều gây nên kinh nguyệt hỗn loạn. Lượng nhiều hoặc ít, mầu đỏ tươi, lưỡi đỏ rêu ít. Mạch tế sác đều là các triệu chứng của thận âm hư

Pháp điều trị thận âm hư ở phụ nữ tiền mãn kinh: Tư thận ích âm, dưỡng âm tiềm dương

Nếu thận thủy bất túc không chế được tâm hỏa gây tâm thận không giao nhau bệnh nhân có triệu chứng tâm phiền mất ngủ, tâm quý dị nộ, nặng thì tâm thần thất thường, váng đầu hay quên, eo lưng vô lực, lưỡi đỏ, rêu ít mạch tế sác. Pháp điều trị tư âm bổ huyết, dưỡng tâm an thần. Dùng bài thiên vương bổ tâm đan.

Nếu thận âm hư, thủy không dưỡng được mộc làm cho can thận âm hư gây chóng mặt ù tai, hai bên sườn ngực đau tức, miệng đắng ợ chua, ngoại âm ngứa, lưỡi đỏ khô, mạch huyền tế, Pháp điều trị là tư thận dưỡng can, dùng bài nhất quán tiễn.

 Nếu can thận âm hư nặng dẫn đến can dương thượng khang gây chóng mặt đau đầu, tai ù tai điếc, cấp táo dị nộ, mặt đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền hữu lực, Pháp chữa Dưỡng âm tiềm dương, chấn can tức phong, Phương dùng bài chấn can tức phong thang.

Nếu tình trí u uất, can uất hóa nhiệt, biểu hiện hoa mắt chóng mặt, miệng đắng họng khô, tâm hung phiền muộn, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, lưỡi hồng rêu vàng mạch huyền sác,  pháp điều trị sơ can giải uất thanh nhiệt, dùng bài tiêu giao đan chi.

Ths Đỗ Việt Hương  (Bệnh viện Tuệ Tĩnh)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top