Thạch mềm vẫn gây hóc dị vật nguy hiểm

(khoahocdoisong.vn) - Trẻ nhỏ thường rất thích ăn thạch và cha mẹ cũng thường nghĩ rằng, thạch mềm, dễ nuốt nên an toàn mà không biết hóc thạch thường xảy ra ở trẻ và là loại hóc dị vật nguy hiểm nhất, rất khó gắp ra khỏi đường thở bởi thạch trơn, dễ nát ra thành các viên nhỏ.

Bé Lương Hữu N. (Bắc Giang), 14 tháng tuổi được chuyển đến viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn vì một miếng thạch. Nguyên nhân là cả miếng thạch rau câu to đã tụt xuống họng bé, bé ho sặc sụa, gia đình đã sơ cứu nhưng thạch không ra mà đi vào đường thở. Ngay lập tức bé được cấp cứu, truyền dịch, bóp bóng thở, đặt nội khí quản và hút truyền dịch…Sau hai ngày cấp cứu tích cực mới hút hết dị vật trong đường thở và cứu sống bé.

Lời bàn: Trẻ nhỏ thường rất thích ăn thạch và cha mẹ cũng thường nghĩ rằng, thạch mềm, dễ nuốt nên an toàn mà không biết hóc thạch thường xảy ra ở trẻ và là loại hóc dị vật nguy hiểm nhất, rất khó gắp ra khỏi đường thở bởi thạch trơn, dễ nát ra thành các viên nhỏ. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ ăn thạch. Khi con ăn thạch cha mẹ cần chú ý cắt nhỏ thạch và phải ở bên cạnh trẻ để hướng dẫn theo dõi trẻ ăn tránh tình trạng trẻ tử vong vì ăn thạch.

BS Nguyễn Tiến Dũng (Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top