Telehealth: Điều trị hiệu quả tại chỗ bệnh nhân vùng sâu, vùng xa

(khoahocdoisong.vn) - Khoa Hồi sức Tích cực - Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, thường tiếp nhận những ca uốn ván nặng từ các tỉnh chuyển lên. Thời gian nằm viện kéo dài hàng tháng. Nhờ những tư vấn, hội chẩn khám chữa bệnh từ xa, những ca uốn ván đã được các bác sĩ tuyến dưới tự tin giữ lại để điều trị.

Ngày 22/9, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM chính thức triển khai Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa (telehealth) kết nối thường trực 24/24 với các cơ sở y tế thuộc 31 tỉnh thành phía Nam.

Theo TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, một trong những lợi điểm của hệ thống telehealth là sau khi khởi động, cả hệ thống sẽ được online liên tục, tiếp cận được cả mạng lưới 31 tỉnh, thành.

Theo TS.BS. Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, một trong những lợi điểm của hệ thống telehealth là sau khi khởi động, cả hệ thống sẽ được online liên tục, tiếp cận được cả mạng lưới 31 tỉnh, thành.  

Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, đây là một hoạt động thuộc dự án Khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM giai đoạn 2020 - 2025. Một trong những lợi điểm của hệ thống telehealth là sau khi khởi động, cả hệ thống sẽ được online liên tục và các chuyên gia ở những bệnh viện tuyến trên luôn sẵn sàng.

Nhiều bác sĩ tuyến dưới đã đưa ra những thắc mắc về cách dùng thuốc, giảm liều an thần, giãn cơ... nhất là trên bệnh nhân uốn ván lớn tuổi; Xét nghiệm, chẩn đoán phân biệt để xử trí thích hợp giữa viêm gan B cấp tính và viêm gan cấp tính trên bệnh nhân viêm gan siêu vi mạn; Vật lý trị liệu để hồi sức cơ hô hấp trên bệnh nhân thở máy như thế nào; Chăm sóc hậu uốn ván...

Từ một ca lâm sàng, nhiều bác sĩ tuyến dưới đã đưa ra những thắc mắc về cách dùng thuốc, giảm liều an thần, giãn cơ xuống được không, nhất là trên bệnh nhân uốn ván lớn tuổi?...

Từ một ca lâm sàng, nhiều bác sĩ tuyến dưới đã đưa ra những thắc mắc về cách dùng thuốc, giảm liều an thần, giãn cơ xuống được không, nhất là trên bệnh nhân uốn ván lớn tuổi?...

BSCKII Phạm Ngọc Kiếu, Trưởng khoa khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang cho biết, trường hợp bệnh nhân 56 tuổi nhập viện vì uốn ván nặng, co gồng toàn thân, vã mồ hôi, suy hô hấp. Trước đó 3 ngày, bệnh nhân đạp đinh sâu gây chảy máu, sưng đau. Bệnh nhân đắp lá tỏi, không rửa sạch vết thương, tự mua thuốc uống, không chích ngừa uốn ván. Đây là một ca bệnh rất nặng, uốn ván kèm rối loạn thần kinh thực vật, co giật nhiều và sau đó biến chứng của viêm phổi bệnh viện.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, hiện nay Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc Người lớn luôn luôn đầy những bệnh nhân uốn ván nặng từ các tỉnh. Do đó, bệnh viện đã sớm triển khai các dự án hỗ trợ chuyên môn, năng lực điều trị bệnh nhân uốn ván nặng cho một số địa phương trọng điểm như An Giang, Đồng Nai…

Tư vấn, hội chẩn và khám chữa bệnh từ xa sẽ trở thành một hoạt động thường quy của các bệnh viện.

Tư vấn, hội chẩn và khám chữa bệnh từ xa sẽ trở thành một hoạt động thường quy của các bệnh viện.

Tuy nhiên, nhiều nơi chưa có kinh nghiệm nhiều trong trường hợp bệnh nhân uốn ván nặng, nên những lần tư vấn hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa với nhiều đầu cầu như vậy, cũng góp phần nâng cao chất lượng cho các tuyến y tế cơ sở. Đối với trường hợp bệnh nhân nặng như ca bệnh trên, với hệ thống công nghệ khám chữa bệnh từ xa, hợp tác hỗ trợ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM với cả mạng lưới sẽ càng thuận tiện hơn, càng kịp thời hơn trong những ca uốn ván nặng cũng như các bệnh lý truyền nhiễm khác.

Trước đó, để thực hiện các công việc chỉ đạo tuyến cho 31 tỉnh, thành phía Nam, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, hỗ trợ chuyên môn từ xa, huấn luyện, đào tạo, hội chẩn liên viên mỗi tuần đối với các bệnh truyền nhiễm thường gặp như sốt xuất huyết, tay chân miệng, điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS, Covid - 19…

Theo các chuyên gia, xây dựng một trung tâm tư vấn, hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa vào hoạt động không phải là quá phức tạp, điều tiên quyết là hệ sinh thái các giải pháp khám chữa bệnh từ xa được nhiều bệnh viện ứng dụng hàng ngày trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng như một hoạt động thường quy.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top