Tập yoga giảm cận?

Một số bố mẹ cho con đi tập yoga chữa cận thị, tập nhìn là không có cơ sở khoa học. Cận thị là do quá trình thiếu sót quang học. Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc.

Hỏi: Con gái tôi bị cận thị 3 điop, cháu đeo kính 3 năm nay. Tôi rất thương cháu vì mỗi khi đi học về gặp mưa gió, cháu không thể đeo kính đi ngoài trời mưa được.  Vừa rồi gần nhà tôi có 1 trung tâm dạy yoga để chữa cận thị, tôi đã cho cháu đến học thử thì thấy có tiến bộ. Xin hỏi, yoga có chữa được cận thị không? Liệu chữa được rồi, không phải đeo kính nữa, sau này bệnh có phát lại không?

Lê Yến Xuân (Thanh Trì, Hà Nội)

Ths. BS Bùi Cẩm Hương, BV Mắt Sài Gòn trả lời: Một số bố mẹ cho con đi tập yoga chữa cận thị, tập nhìn là phản khoa học, không có cơ sở khoa học. Cận thị là do quá trình thiếu sót quang học.

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp, cận thị còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.

Cận thị thường bắt đầu khi còn nhỏ và con cái sẽ có nguy cơ mắc tật cận thị cao hơn nếu cha mẹ cũng bị cận. Trong hầu hết trường hợp, bệnh sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi. Như vậy, hiểu nôm na, bình thường nhãn cầu của chúng ta cong nhưng người cận thị độ cong lớn, ánh sáng đi vào phải hội tụ trước võng mạc.

Do cấu trúc mắt người cận thị như vậy thì không có cách luyện tập nào giúp độ cong giảm xuống. Việc luyện tập, matxa mắt chỉ giúp mắt thư giãn, điều tiết tốt hơn. Khi luyện tập và không đeo kính, mắt phải nheo lại để nhìn tức phải tăng điều tiết, hậu quả sau một thời gian có thể cận thị sẽ nặng hơn.

PV ghi

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top