Tập phục hồi sau mổ ung thư vú

Sau mổ vú người bệnh có thể bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng để lấy lại phạm vi cử động đầy đủ và cơ lực cho cánh tay. Nó cũng giúp giảm phù nề sau phẫu thuật.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/tap-phuc-hoi-sau-mo-ung-thu-vu1.jpg

Điều trị ung thư vú cần thời gian và sự kiên trì.

Những bài tập thể dục con lắc

Những động tác thể dục con lắc sẽ làm tăng khả năng cử động của vai và làm dịu bớt cảm giác bó chặt hoặc cứng cơ ở cánh tay có liên quan. Nếu người bệnh đã được phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú và mang dụng cụ nong mô tuyến thì người bệnh có thể bắt đầu tập nhưng động tác thể dục được đưa ra dưới đây sau phẫu thuật từ 7 – 10 ngày nếu có sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu người bệnh đã được phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú hoặc phẫu thuật cắt khối u và vét hạch nách và không mang dụng cụ nong mô tuyến người bệnh có thể bắt đầu tập những bài tập sau khi dẫn lưu đã được lấy ra hoặc có thể sớm hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Thực hiện: Đặt cánh tay không liên quan lên lưng ghế và một chiếc bàn và gập thắt lưng cúi người về phía trước. Từ từ và nhẹ nhàng buông thõng cánh tay liên quan của người bệnh. Thả lỏng cánh tay của người bệnh sao cho cánh tay và bàn tay hoàn toàn mềm mại. Làm 10 lần các động tác, mỗi ngày tập 4 – 6 lần, sẽ giúp người bệnh thư giãn và thoải mái.

– Quay cánh tay theo một vòng tròn nhỏ. Khi cánh tay của người bệnh buông lỏng, tăng kích thước của vòng tròn.

– Quay tay theo chiều ngược lại của vòng tròn.

– Đung đưa tay người bệnh giống như con lắc từ trái sang bên phải. Cử động này phải xuất phát từ vai chứ không phải từ khuỷu tay.

– Đung đưa tay của người bệnh về phía trước và về phía sau.

Leo tường

Quay mặt vào tường: Đứng cách tường khoảng 30cm và uốn cong khuỷu tay, đặt lòng bàn tay lên tường. Từ từ dịch chuyển các ngón tay của người bệnh trên tường. Để làm tăng tầm với của người bệnh, tiến lại gần tường hơn. Nếu người bệnh bắt đầu có cảm giác bị kéo ở vùng phẫu thuật hay cảm giác khó chịu, dừng lại và giữ nguyên vị trí tay của người bệnh trong một thời gian ngắn sau đó hạ bàn tay xuống. Cố gắng mỗi lần với tới một điểm cao hơn lần với trước.

Đứng nghiêng người vào tường: Đứng nghiêng người với bên phẫu thuật quay vào tường, cách tường khoảng 30cm. Đặt lòng bàn tay lên tường và dịch chuyển cánh tay lên trên. Tập theo những chỉ dẫn ở trên. Chú ý: Nếu người bệnh mang dụ cụ nong mô tuyến hoặc có mảnh cấy thì có thể bắt đầu những động này sau phẫu thuật từ 3 – 4 tuần.

Những động tác thể dục cần thiết đối với vai

Gấp duỗi vai: Nằm ngửa, tay cầm gậy, lòng bàn tay hướng lên trên. Nâng gậy qua đầu. Chú ý: nếu người bệnh có mảnh cấy người bệnh có thể bắt đầu tập những động tác này 4 tuần sau phẫu thuật.

Ròng rọc treo: Dụng cụ một dây thừng dài khoảng 1,8 – 2m có nút thắt ở hai đầu. Lắp đặt: đóng một móc sắt lớn vào mép trên cửa, cách góc phía ngoài khoảng 15cm. Vắt sợi dây thừng qua móc.

Bài tập: Ngồi hoặc đứng tựa lưng vào cửa. Cố gắng ngồi hoặc đứng sát vào cửa và giữ tư thế thẳng. Nắm hai đầu dây thừng trong tay. Từ từ kéo cánh tay bên phẫu thuật lên bằng cách dùng tay kia kéo đầu dây xuống. Khi người bệnh cảm thấy căng một cách dễ chịu, giữ tay ở tư thế như vậy trong vòng 1 phút.

Chú ý: Người bệnh nếu mang mảnh cấy, có thể bắt đầu bài tập sau phẫu thuật 4 tuần.

PGS.TS Bùi Diệu

(nguyên Giám đốc Bệnh viện K)

Theo Đời sống
back to top