Tăng huyết áp vì bỏ thuốc Tây uống dừa cạn

(khoahocdoisong.vn) - Dừa cạn có tác dụng chống ung thư, làm hạ huyết áp và đường máu, lợi niệu và kháng khuẩn. Theo kinh nghiệm của y học dân gian một số nước, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun và chữa sốt. Thân và lá được dùng để chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa bệnh tiểu đường.

Nghe người quen mách bảo uống nước sắc dừa cạn chữa cao huyết áp tốt nên ông Nguyễn Thành Vĩnh (Đồng Nai) mua và sắc uống. Khi uống thuốc sắc, ông bỏ luôn thuốc huyết áp vì ông đang mang nhiều bệnh cùng lúc và không muốn uống nhiều thuốc Tây. Kết quả là huyết áp tăng khiến ông mệt mỏi không chịu được, cuối cùng ông đã phải bỏ thuốc sắc để trở lại uống thuốc Tây.

Lời bàn: ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Hội Đông y Việt Nam cho biết, dừa cạn trong dân gian gọi là trường xuân, hoa hải đằng, bông dừa, dương giác... Theo nghiên cứu của dược học hiện đại, hoạt chất của dừa cạn là những ancaloid có nhân indol như vinblastine, vincristine, vinleurosin... có trong tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong rễ và lá. Dừa cạn có tác dụng chống ung thư, làm hạ huyết áp và đường máu, lợi niệu và kháng khuẩn. Theo kinh nghiệm của y học dân gian một số nước, rễ dừa cạn có tác dụng tẩy giun và chữa sốt. Thân và lá được dùng để chữa một số bệnh ngoài da và nhất là chữa bệnh tiểu đường. Ở nước ta, nhân dân thường dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để làm thuốc lợi tiểu, chữa cao huyết áp và bệnh tiểu đường, mỗi ngày dùng 10 - 16g. Tuy nhiên, khi đã đi khám và được kê thuốc huyết áp, bệnh nhân muốn chuyển sang dùng thuốc Đông y thì phải đến khám tại các chuyên khoa Đông y của bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top