Tăng huyết áp cấp cứu

(khoahocdoisong.vn) - Tăng huyết áp (THA) cấp cứu là tình huống THA kèm theo các biến chứng nặng cần phải nhận biết và xử lý ngay để tránh tổn thương các cơ quan đích.

Hỏi: Người nhà tôi bị huyết áp cao nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng. Bác sĩ nói tăng huyết áp cấp cứu. Xin hỏi, tăng huyết áp cấp cứu là gì? Những bệnh nào dễ gây tăng huyết áp cấp cứu? Cách xử trí khi bị bệnh?

Lê Hương (Hà Nội)

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi là THA khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. Đây là một bệnh rất thường gặp có thể gây nguy hiểm ngay nhưng cũng có thể âm thầm ảnh hưởng đến các cơ quan đích như tim, não, thận, mắt, gây ra những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

THA cấp cứu là tình huống THA kèm theo các biến chứng nặng cần phải hạ huyết áp xuống tức thì để tránh tổn thương các cơ quan đích, thường huyết áp trên 200/100mmHg. Các tình huống thường gặp trong THA cấp cứu: Bệnh não do THA; THA và nhồi máu cơ tim; THA và đau ngực không ổn định; THA kèm tách thành động mạch chủ; Suy tim trái cấp do THA; THA kèm xuất huyết dưới nhện và xuất huyết não; Cơn THA trong u tủy thượng thận; THA do dùng các thuốc kích thích (cocain, amphetamin...); THA quanh phẫu thuật; THA trong tình trạng sản giật và tiền sản giật. 

Khi có cơn THA cấp cứu cần phải được xử trí khẩn trương, theo dõi sát. Bệnh nhân phải được nhập viện và theo dõi tại bệnh viện có chuyên khoa tim mạch và cấp cứu.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top