Tăng đề kháng: Chìa khóa chiến thắng Covid-19

Bệnh nhân sau Covid-19 có thể gặp tới hơn 200 các di chứng liên quan hậu Covid. Đừng tốn kém mua bán thuốc gì để chữa hậu Covid-19, thay vào đó là bổ sung chế độ ăn khoa học, các dưỡng chất cần thiết cho não bộ, tim mạch, thần kinh, xương khớp... để phục hồi bệnh.

Lipid: Bổ sung chất béo đúng cách giúp não bộ và thần kinh phát triển. Thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó, DHA và ARA là các thành phần lipid chính của não. Người mẹ cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình nên nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trẻ bú bình từ 3 - 5 điểm; Ăn dầu thực vật: đậu nành, ôliu, uống omega 3-6-9; Ăn dầu động vật như dầu cá, dầu gan cá, các loại cá biển...

Iốt: Thiếu dẫn đến suy giảm sự phát triển não bộ và dẫn đến bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp, Vì vậy, cần bổ sung muối iod, các loại rong biển...

thuc-pham-covid.jpg
Tăng đề kháng: Chìa khóa chiến thắng Covid-19

Sắt: Khi trẻ đã lớn nếu thiếu máu, thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ, ảnh hưởng đến kết quả học tập do ngủ gật trong giờ học và thiếu oxy não. Bổ sung sắt trong: Rau bina, Bông cải xanh; Gan và các loại nội tạng khác; Các loại đậu; Thịt đỏ; Hạt bí ngô;...

Vitamin A: Duy trì sự toàn vẹn của hệ tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc, tăng đề kháng, giảm các bệnh về mắt. Nếu thiếu gây ra các bệnh về mắt, giảm sức đề kháng... Vitamin A có chứa trong những loại thực phẩm như gan, trứng, sữa, các loại rau củ quả trái cây có màu xanh hoặc vàng (rau diếp, cà rốt, cà chua, bí đỏ)...

Vitamin B (B1, B6, B12): Thiếu gây phù, suy giảm trí nhớ, viêm dây thần kinh, suy tim... Bổ sung các loại

vitamin này trong các thực phẩm như thịt, cá, trứng, cám gạo, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, bông cải xanh, bơ, phomai, sữa chua...

Vitamin C: Tăng cường miễn dịch, hạn chế sự tiến triển của viêm phổi do virus, cải thiện chức năng hô hấp. Nếu thiếu dễ gây xuất huyết dưới da và niêm mạc, giảm tổng hợp collagen, làm giảm sức đề kháng. Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, quýt, ổi, cà chua, bông cải xanh, rau cải.

Vitamin D: Tăng cường hệ thống miễn dịch, hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Thiếu vitamin D trẻ sẽ còi xương, thấp bé. Vitamin D có nhiều trong ngũ cốc, sữa chua, cá, trứng, dầu cá... hoặc được tổng hợp bởi cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Vitamin E: Thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch, chống lão hóa và oxy hóa. Có trong hạnh nhân, hạt dẻ, rau bina, rau cải xanh...

Vitamin K: Thiếu vitamin K tăng nguy cơ xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não, màng não... Vitamin K có trong trứng, măng tây, ngò tây, cần tây, bông cải xanh, dưa chuột, dầu oliu, trái cây sấy khô...

Canxi: Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quyết định chiều cao, sự phát triển khỏe mạnh và độ cứng cáp xương, răng của trẻ. Được cung cấp từ những thực phẩm như cua, tôm, cá, ốc, đậu nành, mộc nhĩ, vừng, rau ngót, sữa và các chế phẩm từ sữa. Khi chuyển sang dùng sữa bò nguyên chất, trẻ cần được cung cấp đủ 500mg canxi mỗi ngày.

Kẽm: Thiếu dễ mắc các bệnh lý ngoài da, suy giảm sự tăng trưởng, tăng nguy cơ tiêu chảy, nhiễm trùng. Kẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng, các tế bào thần kinh phát triển và trao đổi chất tốt; Giúp tăng sức đề kháng; Giúp hồi phục khứu giác, vị giác; Giúp chữa lành những tổn thương; Giảm các triệu chứng ớn lạnh; Phát triển hệ thống sinh sản... Kẽm có chứa nhiều trong những thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa tươi nguyên chất, phô mai...

Fluor: Thiếu dễ mắc bệnh về răng miệng. Fluor có nhiều trong cá biển, trà, rau, các loại sữa…

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top