Tăm đâm xuyên ruột non

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh nhân nhi N.T.H.M. (là nữ, 10 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng ở bên trái nhiều ngày. Theo lời kể của gia đình, cháu M. đau bụng âm ỉ nhiều ngày, đau quanh vùng rốn và ở bên trái, đau không liên quan tới bữa ăn. 

Bệnh nhân nhi N.T.H.M. (10 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng bên trái nhiều ngày. Theo lời kể của gia đình, cháu M. đau bụng âm ỉ nhiều ngày, đau quanh vùng rốn và ở bên trái, đau không liên quan tới bữa ăn.

Đi khám, bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu chỉ định xét nghiệm, thăm dò chức năng cơ bản (xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ổ bụng không chuẩn bị), kết quả không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đau bụng, nhận thấy tình hình bệnh phức tạp, các bác sĩ hội chẩn liên chuyên khoa và nghĩ đến nguyên nhân hiếm gặp ở trẻ như dị vật bỏ sót, hoặc viêm túi thừa Meckel... nên được chỉ định chụp CT ổ bụng để tìm dị vật. Sau 15 phút chụp, kết quả cho thấy dị vật dài 6cm đâm xuyên quai ruột non và đại tràng bên trái. Ngay sau đó, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật, lấy dị vật ra là chiếc tăm nhọn. 

Lời bàn: ThS.BS Trần Tuấn Anh, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, trường hợp cháu M. rất may mắn là đưa đến bệnh viện kịp thời vì nếu chẳng may dị vật đâm thủng ống tiêu hóa, gây ápxe trong thành ống tiêu hóa hoặc viêm phúc mạc thì rất nguy hiểm. Dù đã được cảnh báo nhiều, nhưng tình trạng vô tình nhuốt phải dị vật như tăm nhọn vẫn xảy ra, gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, người dân cần lưu ý, khi sử dụng tăm xong cần bỏ đi ngay, không nên ngậm tăm, đề phòng trường hợp quên mà nuốt phải.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top