Tầm bóp tốt cho người đái tháo đường

(khoahocdoisong.vn) - Tầm bóp trước đây được các gia đình ở nông thôn sử dụng làm rau ăn nhưng ngày nay bán ở thành phố như loại rau lạ, kích thích thị hiếu muốn khám phá của mọi người. Thực chất loại rau này có giá trị dinh dưỡng thế nào?

Tầm bóp là cây thân thảo, cao từ 50- 90cm, có nhiều cành nhánh. Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh. Quả tầm bóp mọng, tròn, nhẵn, lúc chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Quả có đài bao quanh bên ngoài, nhiều hạt. Tầm bóp ra hoa kết quả quanh năm, các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.

Tầm bóp nhiều nơi gọi là lồng đèn, thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L, là loại cây thuốc quý. Tầm bóp có nhiều đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitamin A, vitamin C...Tầm bóp có tính kháng khuẩn, chống ung thư, chống đông máu, chống bệnh bạch huyết, chống nấm và vi khuẩn, kháng siêu vi khuẩn virus, hạ đường máu, hạ huyết áp, điều hòa tính miễn nhiễm, kích thích sự miễn nhiễm.

Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Rau tầm bóp có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh và mát. Tầm bóp luộc, nấu, xào với thịt đều rất hấp dẫn. Tầm bóp không chỉ sạch mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Vì tính mát của rau nên rau có hiệu quả rất tốt cho việc chữa trị các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt. Quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm. Quả tầm bóp có tác dụng rất tốt trong việc giải nhiệt, chữa các bệnh về thận, bài tiết, chữa ho, tiêu đờm,…Để trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm người ta dùng 15- 30g cây tầm bóp khô sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền sẽ đỡ. Những người bị đái tháo đường dùng rễ cây tầm bóp tươi 20 - 30g nấu với tim lợn và chu sa, cách ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày. Rau tầm bóp mát, ăn vào tốt cho các bệnh dạ dày, giải nhiệt và trị mụn nhọt.

BS Thu Hà (Phòng khám Giáp Nhất, Hà Nội)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top