Tái tạo vũ trụ cơ học cho máy tính thiên văn Hy Lạp 2.000 năm tuổi

(khoahocdoisong.vn) - Các nhà nghiên cứu tại Đại học London (Anh) đã giải được một phần chính của câu đố tạo nên máy tính thiên văn Hy Lạp cổ đại được gọi là Cơ chế Antikythera, một thiết bị cơ học được sử dụng để dự đoán các sự kiện thiên văn.

Cơ chế Antikythera là phần kỹ thuật phức tạp nhất còn tồn tại từ thế giới cổ đại. Thiết bị 2.000 năm tuổi được sử dụng để dự đoán vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh cũng như các hiện tượng nguyệt thực và nhật thực, được phát hiện trong một con tàu đắm thời La Mã vào năm 1901 gần hòn đảo Antikythera, Địa Trung Hải.

Máy tính thiên văn là một thiết bị bằng đồng bao gồm sự kết hợp phức tạp của hệ thống 30 bánh răng. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn khoảng 1/3 bộ máy này chưa được giải mã và bị chia thành 82 mảnh. Sử dụng một phương pháp toán học Hy Lạp cổ đại được mô tả bởi nhà triết học Parmenides, nhóm UCL không chỉ giải thích cách các chu kỳ của Sao Kim và Sao Thổ được hình thành mà còn tìm cách khôi phục các chu kỳ của tất cả các hành tinh khác.
Thiết bị được lưu giữ tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia ở Athens.
 

Theo Scitechdaily
back to top