Tại sao nhà Thục không thể thống nhất thiên hạ dù có Gia Cát Lượng?

Dù Lưu Bị có được cả "Ngọa Long" Gia Cát Lượng và "Phượng Sồ" Bàng Thống, Thục Hán cuối cùng vẫn không thể thống nhất thiên hạ, tất cả là vì mất đi hai trụ cột khác cực quan trọng.

Thời Tam Quốc, anh tài xuất hiện tầng tầng lớp lớp, trong đó nổi bật nhất là "Ngọa Long" Gia Cát Lượng và "Phượng Sồ" Bàng Thống. Chính vì vậy, danh sĩ nổi tiếng thời Đông Hán là "Thủy kính tiên sinh" Tư Mã Huy đã có lời nhận xét rất cao: "Ngọa Long, Phượng Sồ được một người có thể bình thiên hạ". Tuy nhiên khi nhìn lại lịch sử, dù Lưu Bị có được sự trợ giúp của cả Gia Cát Lượng và Bàng Thống, cuối cùng Thục Hán vẫn bị diệt vong, nguyên nhân là do mọi người đã bỏ qua câu nói phía sau.

Ai cũng biết Lưu Bị rất khao khát và trọng dụng người tài, không tiếc công "ba lần đến lều tranh" mời Gia Cát Lượng ra giúp mình làm quân sư. Còn Bàng Thống, vì bị Tôn Quyền khinh thường do ngoại hình xấu xí mà bị bỏ rơi, sau đó mới đến nương nhờ Lưu Bị. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu, Lưu Bị đã có được cả "Ngọa Long" Gia Cát Lượng và "Phượng Sồ" Bàng Thống, tại sao lại không hoàn thành được đại nghiệp thống nhất thiên hạ, mà ngược lại Thục Hán lại là nước bị diệt sớm nhất?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thực tế là toàn bộ câu nói tiên đoán về việc bình thiên hạ có hai vế, vế thứ nhất là "Ngọa Long, Phượng Sồ được một người có thể bình thiên hạ". Về tiếp theo là: "Tử Sơ, Hiếu Trực, nếu mất một người thì nhà Hán cực khó hưng thịnh".

Theo các nhà sử học Trung Quốc, Tử Sơ chính là Lưu Bá, ông nổi danh từ nhỏ nhờ đức độ và tài trí, sau đó quy phục Lưu Bị. Gia Cát Lượng từng nói: "Về việc bày mưu tính kế, ta không bằng Tử Sơ", chứng minh tài năng vượt trội của vị quân sư này. Gia Cát Lượng cùng Lưu Bá đã cùng nhau soạn thảo bộ luật Thục Hán là "Thục khoa", có đóng góp rất lớn trong việc ổn định chính quyền Thục Hán. Tiếc thay, Lưu Bá qua đời không lâu sau khi Lưu Bị xưng đế.

Còn Hiếu Trực chính là Pháp Chính, người có năng lực xuất chúng, giỏi mưu lược, được Lưu Bị rất trọng dụng. Nhưng ông cũng qua đời vì bệnh tật vào năm sau khi Lưu Bị được phong làm "Hán Trung Vương", hưởng dương 45 tuổi.

Chính vì Lưu Bá và Pháp Chính mất sớm, Thục Hán đã mất đi hai trụ cột quan trọng. Do đó, dù Lưu Bị có được cả "Ngọa Long" Gia Cát Lượng và "Phượng Sồ" Bàng Thống, Thục Hán cuối cùng vẫn không thể thống nhất thiên hạ.

Theo VietnamDaily
back to top