Tái hấp thu đĩa đệm - sự kỳ diệu của cơ thể người

(khoahocdoisong.vn) - Tái hấp thu đĩa đệm là một quá trình mà cơ thể tự hấp thu lại phần nhân nhầy thoát vị ra khỏi đĩa đệm. Đây là một quá trình hiện đang được các nhà khoa học nghiên cứu rất nhiều cho thấy cơ thể chúng ta có những khả năng rất kỳ diệu.

Trong một nghiên cứu của bác sĩ Takada và cộng sự, tất cả các trường hợp thoát vị đĩa đệm mà phần nhân nhầy đứt hẳn vào trong ống sống đều được hấp thu hoàn toàn sau 9 tháng, trong khi thoát vị đĩa đệm rách bao sơ thì được hấp thu một phần trong khoảng 12 tháng. Mặt khác, lồi đĩa đệm ít thì lại không có dấu hiệu thoái triển sau 12 tháng.

Lý do được đưa ra có thể quá trình này xảy ra hầu hết ở bệnh nhân trẻ tuổi và sự phong phú của các sợi collagen và tế bào giống như chondrocyte trong đĩa đệm và cột sống. Các mảnh đĩa đệm rời xảy ra tình trạng “khô” lại do mất nước và co rút tự nhiên bởi nó không còn được cung cấp chất dinh dưỡng từ đĩa đệm nữa. Khi mảnh đĩa đệm rời ra sẽ kích hoạt một phản ứng gây viêm đặc trưng, việc này sẽ gây gia tăng lưu lượng máu vào khu vực này sau đó.

Có 3 lý thuyết được các nhà khoa học đưa ra để giải thích sự tái hấp thu này:

1. Mảnh nhân nhầy giảm kích thước là do mất nước và co rút dần dần thể hiện qua việc giảm cường độ tín hiệu trên film MRI.

2. Sức căng do dây chằng dọc sau cột sống tác động đến việc kéo mảnh đĩa đệm thoát vị trở lại nhân nhầy. Tuy nhiên cơ chế này giải thích được các trường hợp thoát vị đĩa đệm không đứt mảnh, còn các trường hợp thoát vị mà mảnh đĩa đệm rời hẳn trong ống sống hoặc nhân nhầy thoát ra hoàn toàn thì không giải thích được.

3. Được nghiên cứu rộng rãi nhất với các bằng chứng tiền lâm sàng và lâm sàng để hỗ trợ đó là sự tái hấp thu dần dần khối thoát vị thông qua sự phân hủy enzym và thực bào gây ra bởi phản ứng viêm và tân mạch. Trong đó, đại thực bào đóng vai trò chính khi coi mảnh rời đĩa đệm là vật ngoại lai khi mang theo các lysosome chứa đầy enzym phân hủy collagen nhằm hấp thụ mảnh rời.  

Sự tái hấp thu tự phát trong thoát vị đĩa đệm được ghi nhận rõ ràng trên lâm sàng và trong các nghiên cứu tiền lâm sàng. Các bác sĩ phẫu thuật cột sống ngày càng nhận thức được sự hữu ích của hiện tượng này trong điều trị bảo tồn đối với thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là thắt lưng để có cách thức tư vấn phù hợp cho bệnh nhân.

Vì thế, nên sử dụng hết các hình thức điều trị không phẫu thuật khác nhau trước khi cân nhắc phẫu thuật trong giai đoạn đau cấp của thoát vị đĩa đệm. Trừ các trường hợp chống chỉ định điều trị bảo tồn vì các lý do: Suy giảm thần kinh, teo cơ, đau đến mức độ không thể chịu nổi dù đã dùng đủ thuốc giảm đau.

Rõ ràng phản ứng viêm của cơ thể trong giai đoạn đau cấp của thoát vị đĩa đệm rất quan trọng với quá trình tái hấp thu đĩa đệm. Vì thế tình trạng viêm lúc này có thể coi là chỉ dấu tốt và không nên tìm cách ngăn cản. Tuy nhiên, phản ứng viêm tác động có hại đến các rễ thần kinh lân cận và gây đau. Vì thế, việc kiểm soát quá trình viêm này là một thách thức lớn cho bác sĩ điều trị.

BSCKII Hà Tường (Bệnh viện Phòng Không – Không quân)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top