Tai biến vì tự uống thuốc nâng huyết áp

(khoahocdoisong.vn) - Nhiều người nói là bị huyết áp thấp nhưng khi đi khám lại huyết áp cao. Việc tự dùng thuốc nâng huyết áp có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Bà Nguyễn Phương N. (65 tuổi, Hà Nội) hay bị đau đầu, mệt mỏi, thỉnh thoảng bị choáng váng, buồn nôn. Bà đo huyết áp thì thấy thấp nên tự uống thuốc tăng huyết áp và thấy bớt choáng, đau đầu.

Vì vậy, mỗi khi bệnh đến là bà lại tự mua thuốc uống. Nhưng lần này sau uống thuốc, đau đầu không bớt mà đau dữ dội hơn, hoa mắt, chóng mặt và sau đó méo miệng, nói ngọng… Gia đình đưa đi cấp cứu thì mới biết bà bị tai biến mạch máu não do huyết áp cao.

Lời bàn: Theo TS Nguyễn Đức Hải, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, một số bệnh nhân đến khám, nói là bị huyết áp thấp (thường tự đo bằng máy cơ học hoặc nhờ đo tại gia đình), nhưng khi bác sĩ đo huyết áp, lại thấy huyết áp cao. Những bệnh nhân này nếu vội vàng uống các thuốc nâng huyết áp thì rất nguy hiểm.

Huyết áp thấp không phải là một bệnh, mà đó chỉ là một trạng thái hay một triệu chứng gặp trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Vì vậy nên mức độ ảnh hưởng của nó tuỳ thuộc vào bệnh lý gây nên huyết áp thấp (ví dụ bị trụy tim mạch do mất nước, mất máu, suy tim... hay tụt huyết áp do dùng quá liều các thuốc hạ huyết áp; các bệnh nội tiết như suy tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận...).

Do đó, khi thấy huyết áp thấp cần đi khám kiểm tra xem có bệnh lý hay không, tuyệt đối không tự uống thuốc mà nguy hiểm khó lường.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top