Tác hại của xúc xích

Xúc xích là loại thực phẩm được bảo tồn lâu. Môi trường trong xúc xích không có oxygen, độ axit không thích hợp… đã tạo ra những môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển…

Hỏi: Cả nhà tôi đều thích ăn xúc xích nhưng tôi nghe nói ăn nhiều dễ ung thư nên rất lo. Xin hỏi, lợi và hại của xúc xích. Tại sao nó gây ung thư?

Nguyễn Thị Hương (Hà Nội)

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/tac-hai-cua-xuc-xich1.jpg

Không nên ăn thường xuyên xúc xích. 

BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 354: Về phương diện dinh dưỡng, trong xúc xích chứa nhiều vitamin B 12 và các vitamin thuộc nhóm B, tốt cho hệ thần kinh. Lượng kẽm cao hữu ích cho hệ miễn dịch…

Nhưng các loại xúc xích đều thuộc nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo, tỷ lệ calori cung cấp do chất béo chứa từ 70 – 72%, lượng sodium và cholesterol đều cao hơn các tiêu chuẩn do hiệp hội tim mạch khuyến cáo, vậy dễ gây béo phì, tim mạch.

Xúc xích là loại thực phẩm được bảo tồn lâu. Môi trường trong xúc xích không có oxygen, độ axit không thích hợp… đã tạo ra những môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển như Clostridium botulinum – vi khẩn thường gây ra các vụ ngộ độc do ăn thịt đóng hộp.

Xúc xích thường được sản xuất với khối lượng lớn, đặc biệt là xúc xích tươi thường chứa các chất bảo quản như sodium metabisulfit ascorbyl palmitat và nitrat, nitrit kali có nguy cơ sinh nitrosamin gây ung thư đường tiêu hóa.

Các xúc xích chứa thịt hun khói chứa nhiều tyramin, một amino axit có khả năng gây tăng huyết áp, đồng thời gây phản ứng tương tác thuốc với những người đang dùng thuốc loại IMAO – loại chống trầm cảm – và có thể gây khởi động các cơn nhức đầu nơi người bị bệnh nhức nửa đầu và xông khói là yếu tố cao gây ung thư.

Vì vậy, ăn chơi một ít xúc xích thì được, tốt nhất không nên ăn thường xuyên.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top