Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vaccine của AstraZeneca

Theo khuyến cáo từ chính phủ Anh, người tiêm vaccine AZD1222 do AstraZeneca sản xuất có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt, đau cánh tay, mệt mỏi, buồn nôn.

<div> <p>10h50 ng&agrave;y 24/2, l&ocirc; vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca đ&atilde; hạ c&aacute;nh tại s&acirc;n bay T&acirc;n Sơn Nhất, TP.HCM. Đ&acirc;y l&agrave; vaccine Covid-19 đầu ti&ecirc;n được cấp ph&eacute;p lưu h&agrave;nh tại Việt Nam. Trước đ&oacute;, Bộ Y tế Việt Nam ch&iacute;nh thức ph&ecirc; duyệt c&oacute; điều kiện vaccine Covid-19 Vaccine AstraZeneca (AZD1222) cho nhu cầu cấp b&aacute;ch trong ph&ograve;ng, chống dịch bệnh Covid-19 trong nước.</p> <p>Vaccine AZD1222 (c&ograve;n được gọi l&agrave; Covishield ở Ấn Độ) của AstraZeneca cũng l&agrave; một trong 2 chế phẩm sinh học m&agrave; Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ph&ecirc; duyệt trong điều kiện sử dụng khẩn cấp.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tac dung phu cua vaccine anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/25/znews-photo-zadn-vn_vaccine_6.jpg" title="Tác dụng phụ của vaccine ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>AZD1222 l&agrave; vaccine Covid-19 đầu ti&ecirc;n được cấp ph&eacute;p lưu h&agrave;nh tại Việt Nam. Ảnh: <em>CBC.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <h3>T&aacute;c dụng phụ c&oacute; thể gặp phải khi ti&ecirc;m vaccine</h3> <p>AZD1222 ra đời dựa tr&ecirc;n nghi&ecirc;n cứu nhiều thập kỷ về adenovirus. Vaccine n&agrave;y dựa tr&ecirc;n hướng dẫn di truyền của nCoV để x&acirc;y dựng protein đột biến. Kh&ocirc;ng giống vaccine của Pfizer/BioNTech hay Moderna, AZD1222 ghi nhớ lộ tr&igrave;nh kh&aacute;ng virus trong DNA sợi k&eacute;p thay v&igrave; RNA sợi đơn.</p> <p>Theo <em>The New York Times</em>, n&oacute; được đ&aacute;nh gi&aacute; chắc chắn hơn hai vaccine sử dụng mRNA. DNA kh&ocirc;ng mỏng manh như RNA, do đ&oacute;, lớp &aacute;o protein của adenovirus dai hơn, gi&uacute;p n&oacute; bảo vệ vật chất di truyền b&ecirc;n trong tốt hơn.</p> <p>Cũng v&igrave; thế, vaccine của AstraZenaca kh&ocirc;ng phải bảo quản khắc nghiệt như Pfizer/BioNTech hay Moderna. N&oacute; c&oacute; hạn sử dụng k&eacute;o d&agrave;i &iacute;t nhất 6 th&aacute;ng khi được bảo quản lạnh ở 2-8 độ C.</p> <p>Theo t&agrave;i liệu hướng dẫn của Ch&iacute;nh phủ Anh, cũng như c&aacute;c vaccine kh&aacute;c, người ti&ecirc;m AZD1222 cũng sẽ gặp những t&aacute;c dụng phụ nhất định.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tac dung phu cua vaccine anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/25/znews-photo-zadn-vn_np_file_71473.jpeg" title="Tác dụng phụ của vaccine ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>T&aacute;c dụng phụ khi ti&ecirc;m vaccine Covid-19 l&agrave; điều c&oacute; thể xảy ra v&agrave; ho&agrave;n to&agrave;n b&igrave;nh thường. Ảnh: <em>Japan Times.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Th&ocirc;ng thường, phải mất 14 ng&agrave;y sau khi ti&ecirc;m mũi đầu ti&ecirc;n, hệ thống miễn dịch mới ti&ecirc;u diệt được c&aacute;c tế b&agrave;o nhiễm nCoV. Trong khi đ&oacute;, c&aacute;c kh&aacute;ng thể sẽ tạo ra trong v&ograve;ng 28 ng&agrave;y kể từ khi ch&uacute;ng ta ti&ecirc;m mũi thứ 2. V&igrave; vậy, c&aacute;c t&aacute;c dụng phụ được xem l&agrave; dấu hiệu cho thấy vaccine đang hoạt động.</p> <p>C&aacute;c t&aacute;c dụng phụ phổ biến sau khi ti&ecirc;m vaccine gồm c&oacute; đau, n&oacute;ng, đỏ, ngứa, sưng hoặc bầm t&iacute;m tại vị tr&iacute; ti&ecirc;m; cảm thấy mệt mỏi; ớn lạnh hoặc sốt; đau đầu; buồn n&ocirc;n; đau khớp, cơ&hellip; Một số t&aacute;c dụng phụ kh&aacute;c &iacute;t phổ biến hơn gồm ch&oacute;ng mặt, ch&aacute;n ăn, đau bụng, sưng hạch bạch huyết, đổ mồ h&ocirc;i nhiều, ngứa da, ph&aacute;t ban&hellip;</p> <p>Ngo&agrave;i ra, một số người c&oacute; thể bị dị ứng, sốc phản vệ. Đ&acirc;y được xem l&agrave; t&aacute;c dụng phụ kh&ocirc;ng phổ biến, hiếm khi xảy ra ở những người ti&ecirc;m vaccine.</p> <h3>Hiệu quả chống lại virus l&ecirc;n tới 82,4%</h3> <p>Ng&agrave;y 8/12/2020, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu của Đại học Oxford v&agrave; C&ocirc;ng ty AstraZeneca (Anh, Thụy Điển) đ&atilde; c&ocirc;ng bố b&agrave;i b&aacute;o khoa học đầu ti&ecirc;n về thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng giai đoạn 3 của vaccine AZD1222. Thử nghiệm đ&atilde; chứng minh vaccine n&agrave;y c&oacute; thể bảo vệ con người khỏi Covid-19.</p> <p>Đầu đại dịch, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu tại Đại học Oxford đ&atilde; ph&aacute;t triển vaccine bằng kỹ thuật di truyền loại adenovirus thường l&acirc;y nhiễm cho tinh tinh. Khi ti&ecirc;m vaccine cho khỉ, họ nhận thấy n&oacute; đ&atilde; bảo vệ c&aacute;c con vật khỏi dịch bệnh.</p> <p>Th&aacute;ng 4/2020, nh&oacute;m nghi&ecirc;n cứu tiếp tục thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng (giai đoạn 2). Bước đầu họ kh&ocirc;ng ph&aacute;t hiện bất kỳ t&aacute;c dụng phụ nghi&ecirc;m trọng n&agrave;o, đồng thời n&oacute; đ&atilde; n&acirc;ng cao kh&aacute;ng thể chống lại SARS-CoV-2 cũng như c&aacute;c biện ph&aacute;p ph&ograve;ng vệ miễn dịch kh&aacute;c.</p> <p>Sau đ&oacute;, AZD1222 được thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng tr&ecirc;n người tại Anh v&agrave; Ấn Độ, tiếp đến l&agrave; Brazil, Nam Phi, Mỹ. Thử nghiệm giai đoạn 3 cho AstraZeneca được thực hiện tr&ecirc;n 24.000 người, từ c&aacute;c d&acirc;n tộc v&agrave; quốc gia kh&aacute;c nhau.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Tac dung phu cua vaccine anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/25/znews-photo-zadn-vn_image1170x530cropped.jpg" title="Tác dụng phụ của vaccine ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Nghi&ecirc;n cứu cho thấy vaccine của AstraZeneca c&oacute; thể tạo kh&aacute;ng thể chống lại virus l&ecirc;n tới 82,4%. Ảnh: <em>UN News.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Ng&agrave;y 19/11/2020, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu c&ocirc;ng bố kết quả thử nghiệm l&acirc;m s&agrave;ng tr&ecirc;n người đầu ti&ecirc;n tại Anh. Họ xem x&eacute;t c&aacute;c nh&oacute;m người ở độ tuổi kh&aacute;c nhau phản ứng ra sao khi ti&ecirc;m vaccine. Nghi&ecirc;n cứu thực hiện tr&ecirc;n 160 người c&oacute; độ tuổi từ 18 đến 55, 160 trường hợp từ 56 đến 69 tuổi v&agrave; 240 người tr&ecirc;n 70 tuổi.</p> <p>Kết quả kh&ocirc;ng c&oacute; bất kỳ t&aacute;c dụng phụ nghi&ecirc;m trọng n&agrave;o ở to&agrave;n bộ 560 t&igrave;nh nguyện vi&ecirc;n n&oacute;i tr&ecirc;n. Đặc biệt, nh&oacute;m c&agrave;ng lớn tuổi, kh&aacute;ng thể chống lại SARS-CoV-2 do vaccine tạo ra c&agrave;ng nhiều.</p> <p>Ng&agrave;y 23/11/2020, AstraZeneca v&agrave; Oxford tuy&ecirc;n bố vaccine AZD1222 c&oacute; hiệu quả tốt trong việc chống lại nCoV. Kết quả n&agrave;y dựa tr&ecirc;n nghi&ecirc;n cứu về 131 trường hợp đầu ti&ecirc;n trong thử nghiệm tại Anh v&agrave; Brazil. Tất cả t&igrave;nh nguyện vi&ecirc;n được ti&ecirc;m 2 liều, đặc biệt, nhiều trường hợp mũi ti&ecirc;m đầu chỉ c&oacute; hiệu năng bằng 50%.</p> <p>Kết quả cho thấy liều ti&ecirc;m giảm hiệu năng lại mang đến hiệu quả kh&aacute;ng virus đến 90%. Trong khi đ&oacute;, kết quả ở những người ti&ecirc;m cả 2 liều l&agrave; 62%. Tuy nhi&ecirc;n, kết quả n&agrave;y vấp phải nhiều quan điểm tr&aacute;i chiều của giới chuy&ecirc;n gia.</p> <p>AstraZeneca tiếp tục ph&acirc;n t&iacute;ch dữ liệu v&agrave; đưa ra c&ocirc;ng bố kh&aacute;c v&agrave;o ng&agrave;y 2/2. Họ nhận thấy hai liều vaccine được ti&ecirc;m c&aacute;ch nhau 12 tuần cho kết quả kh&aacute;ng vaccine l&agrave; 82,4%. Vaccine AZD1222 bảo vệ mọi người khỏi Covid-19 v&agrave; giảm sự l&acirc;y truyền của virus. Ch&iacute;nh v&igrave; thế, n&oacute; được đặt kỳ vọng c&oacute; thể hạn chế, ngăn chặn đại dịch. Tuy nhi&ecirc;n, b&agrave;i b&aacute;o n&agrave;y chưa được xuất bản tr&ecirc;n c&aacute;c tạp ch&iacute; y khoa.</p> <p>Ng&agrave;y 7/2, Nam Phi tạm dừng kế hoạch ti&ecirc;m một triệu liều vaccine của AstraZeneca. Nguy&ecirc;n nh&acirc;n l&agrave; trong một thử nghiệm nhỏ, vaccine n&agrave;y kh&ocirc;ng chứng minh được khả năng bảo vệ người Nam Phi khỏi biến chủng B1351 tại đ&acirc;y.</p> <p>Ch&iacute;nh phủ Nam Phi cũng cho biết họ sẽ c&acirc;n nhắc t&aacute;i triển khai chiến dịch n&agrave;y nếu c&aacute;c nghi&ecirc;n cứu s&acirc;u hơn chứng tỏ vaccine c&oacute; thể ngăn bệnh nh&acirc;n Covid-19 diễn biến nặng. Trước t&igrave;nh h&igrave;nh n&agrave;y, AstraZeneca cho hay họ đang nghi&ecirc;n cứu một phi&ecirc;n bản vaccine mới, ph&ugrave; hợp biến chủng B1351.</p> <p>Mới đ&acirc;y, kết quả sơ bộ từ một nghi&ecirc;n cứu ở Scotland cho thấy vaccine AstraZeneca giảm tỷ lệ nhập viện l&ecirc;n đến 94%. Theo k&ecirc;nh <em>KMGH-TV</em>, c&aacute;c nh&agrave; nghi&ecirc;n cứu Scotland đ&atilde; xem x&eacute;t dữ liệu của 5,4 triệu người. Trong đ&oacute;, khoảng 20% đ&atilde; được ti&ecirc;m mũi vaccine đầu ti&ecirc;n của Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca.</p> <p>Gần đ&acirc;y, c&aacute;c nh&agrave; khoa học đ&atilde; thực hiện nghi&ecirc;n cứu tr&ecirc;n những người được ti&ecirc;m 2 mũi vaccine của Pfizer hoặc một mũi vaccine do AstraZeneca sản xuất. Kết quả cho thấy cả hai loại vaccine đều c&oacute; hiệu quả trong việc chống biến chủng SARS-CoV-2 mới B117 từ Anh.</p> <p>Anh v&agrave; Argentina l&agrave; hai quốc gia đầu ti&ecirc;n cấp ph&eacute;p sử dụng vaccine của AstraZeneca v&agrave;o ng&agrave;y 30/12/2020. Ng&agrave;y 3/1, Ấn Độ ph&ecirc; duyệt phi&ecirc;n bản của AZD1222 với t&ecirc;n gọi Covishield, do Viện Huyết thanh nước n&agrave;y sản xuất.</p> <p>Ng&agrave;y 16/2, Tổ chức Y tế Thế giới ph&ecirc; duyệt vaccine AZD1222 của AstraZeneca trong sử dụng khẩn cấp, khuyến nghị với người từ 18 tuổi trở l&ecirc;n. Đ&acirc;y l&agrave; vaccine Covid-19 thứ 2 m&agrave; WHO ph&ecirc; duyệt để sử dụng khẩn cấp.</p> <p>AstraZeneca dự kiến sản xuất 2 tỷ liều mỗi năm. Loại vaccine n&agrave;y đ&atilde; được cấp ph&eacute;p c&oacute; điều kiện (CMA) hoặc ph&ecirc; duyệt cho sử dụng khẩn cấp ở 20 quốc gia, tr&ecirc;n bốn ch&acirc;u lục bao gồm một số quốc gia Mỹ Latinh, Ấn Độ, Morocco, Anh&hellip;.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td>&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> <section class="section article-news-background" id="article-news-background"> <header class="section-title"> <h3>&nbsp;</h3> </header> </section> </div>

Theo zingnews.vn
back to top