Tác dụng của quế

Quế là vị thuốc quý trong đông y và tây y. Vị thuốc gần gũi và thông dụng trong cuộc sống, quế còn có giá trị xuất khẩu quan trọng. Có nhiều nơi trồng quế như Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Dưới đây xin giới thiệu tác dụng của quế.

Quế nhiều tác dụng

Qua nghiên cứu cho thấy trong quế có tinh bột, chất nhầy, tamin, chất màu, đường. Đặc biệt có tinh dầu là 1-5%. Tinh dầu tan trong cồn, người ta dùng tinh dầu quế xoa bóp những chỗ đau, đánh cảm gió, bôi những vết do côn trùng đốt… Đông y coi quế là vị thuốc quý, có nhiều công dụng.

Theo tài liệu cổ, quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc đi vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, dùng chữa tay chân co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng do bế kinh, tiểu tiện không thông, trên nóng, dưới lạnh, không dùng cho phụ nữ có thai. Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của quế.

*Cảm lạnh do gió: Quế chi 8g, cam thảo 6g, thược dược 6g, sinh khương 6g, táo đen 4 quả, nước 600ml. Sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.

*Lá quế: Tác dụng cất tinh dầu, tinh dầu quế màu nâu, có phản ứng axit, mùi thơm, định lượng chứa 84% eughenola, tinh dầu lá quế để tổng hợp vanilin.

*Bột quế: Dùng từ quế thanh nghiền nhỏ thành bột mịn, để làm gia vị.

*Siro quế: Người ta chiết xuất thành siro quế.

Trong điều trị bệnh, quế và tinh dầu có tác dụng kích thích sự tiêu hóa, ăn không tiêu đầy bụng, ậm ạch dùng 1-5g bột quế một ngày.

*Tăng sự bài tiết, tăng co bóp tử cung, tăng cường nhu động ruột, uống ngày 5-15g rượu quế.

BS Kim Lan

Nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu TW

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top