Tác dụng của bạch phục linh chữa phù, tiểu ít

Bạch phục linh hay còn gọi là bạch lim, nấm lỗ, vỏ phục linh bì, có vị nhạt, tính bình, vào tâm, phế, tỳ, vị, thận, được trồng ở Đà Lạt. Tác dụng của bạch phục linh chữa người phù, tiểu ít

Bạch phục linh chữa người phù, tiểu ít.

Khi dùng làm thuốc, nên chọn loại nấm mọc ký sinh ở rễ cây thông, chọn loại củ tròn, to, củ nâu, vỏ ngoài xám đen ở trong thịt trắng, rắn là tốt. Tác dụng của bạch phục linh chữa người phù, tiểu ít, kiện tỳ, an thần, chủ trị các chứng đàm ẩm, tỳ khí hư nhược, hồi hộp, mất ngủ.

*Chữa chứng đàm ẩm, ngực sườn đau tức, lưỡi rêu có nước: Phục linh, quế chi 16g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, sắc nước uống chia làm 3 lần trong ngày.

*Tiêu chảy do tỳ, khí hư, miệng khát: Bạch phục linh 40g, bạch truật 80g, liên nhục 60g, mạch nha 20g, trần bì 40g, tán bột, mỗi lần dùng 8g, thêm đường 8g, hòa nước uống.

*Trị người phù tiểu ít: Bạch linh, bạch truật, trư linh 10g, trạch tả 12g, quế chi 4g, tất cả tán bột mịn trộn đều. Mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần hoặc sắc uống.

*Chữa mang thai 4-5 tháng mà chân tay mình mẩy nhức mỏi, ăn uống không ngon. Phù hai chân rồi sưng khắp mình: Phục linh 40g, nhân sâm, bạch truật 20g, hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ, trần bì, đương quy 12g, cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Phan Thị Thạnh

(Hội Đông y TP Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top